Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu phục vụ điều tra khảo sát trượt lở đất
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 463.03 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu phục vụ điều tra khảo sát trượt lở đất nghiên cứu việc xây dựng chức năng giám sát và hiển thị dữ liệu thu thập được. Kết quả của nghiên cứu gồm hai phần chính, đó là: Ứng dụng thu thập thông tin trượt lở đất trên điện thoại thông minh và một WebGIS phục vụ cho mô phỏng kết quả thu thập dữ liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu phục vụ điều tra khảo sát trượt lở đất KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0174 XÂY DỰNG CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU PHỤC VỤ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRƯỢT LỞ ĐẤT Phạm Thị Thanh Thủy1, Trương Xuân Quang1*, Lê Lan Anh1, Nguyễn Thị Hiền1, Đỗ Thị Thu Nga1, Vũ Ngọc Phan1, Trần Thị Hồng Minh1, Trương Vân Anh1, Khúc Thành Đông2 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 2 Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội TÓM TẮT Phục vụ cho nghiên cứu giảm nhẹ các thiệt hại về trượt lở đất, một trong những tư liệu quan trọng đó 1 0F là dữ liệu kiểm kê trượt lở đất. Để phát huy tốt thế mạnh của dữ liệu kiểm kê trượt lở đất thì việc tổ chức lưu trữ và thu thập dữ liệu là rất quan trọng. Trong nghiên cứu này, ngoài việc thiết kế và triển khai một cơ sở dữ liệu GIS thân thiện với người dùng trong việc lưu trữ các thông tin về trượt lở đất, nhóm nghiên cứu còn xây dựng một ứng dụng điện thoại thông minh để thu thập thông tin về trượt lở đất. Các thông tin thu thập được sẽ được truyền thẳng về máy chủ, ngoài mục đích tập trung dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu thống nhất, nghiên cứu còn xây dựng chức năng giám sát và hiển thị dữ liệu thu thập được. Kết quả của nghiên cứu gồm hai phần chính, đó là: ứng dụng thu thập thông tin trượt lở đất trên điện thoại thông minh và một WebGIS phục vụ cho mô phỏng kết quả thu thập dữ liệu. Từ khóa: WebGIS, trượt lở đất, ứng dụng điện thoại, thu thập dữ liệu. 1. MỞ ĐẦU Có nhiều nguyên nhân gây trượt lở đất, có thể do các yếu tố tự nhiên và cả yếu tố con người. Các yếu tố tự nhiên như: áp lực nước ngầm (nước lỗ rỗng) làm mất ổn định mái dốc, mất đi hoặc thiếu các kết cấu thực vật để giữ đất và kết cấu đất, xâm thực chân của sườn dốc bởi sông/suối, làm yếu đi sườn dốc bởi mưa lớn, động đất, hoạt động của núi lửa. Yếu tố con người như: phá rừng, trồng trọt và xây dựng thiếu quy hoạch [1]. Từ rất sớm, để phòng, tránh và giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất, con người đã nghiên cứu về hiện tượng và nguy cơ trượt lở. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan làm tác động tiêu cực nhiều hơn đến tai biến trượt lở. Do vậy, nghiên cứu tai biến trượt lở đất càng trở nên cấp thiết. Đối với khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam, báo cáo [2] chỉ ra rằng bốn tỉnh có nguy cơ trượt lở đất cao nhất khu vực phía Bắc là: Điện Biên (673 điểm); Lào Cai (534 điểm); riêng Sơn La và Yên Bái là hai tỉnh có trên 1000 điểm trượt. Những địa phương này có nhiều đặc điểm thuận lợi để hình thành trượt lở như: mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc địa hình lớn, mạng lưới sông suối dày, độ ổn định của lớp đất mặt yếu do quá trình phong hoá, độ che phủ của thảm thực vật thấp do bị mất rừng và suy thoái rừng. Một số trận trượt lở điển hình: Lũ quét và trượt lở sau bão số 4 và số 6 tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái năm 2008 đã làm 120 người chết và mất tích; tại bản Chống Páo Sang, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, do mưa lớn kéo dài ngày 7/9/2012 gây trượt lở làm 20 người chết và mất tích. * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: txquang@hunre.edu.vn 201 Phạm Thị Thanh Thủy, Trương Xuân Quang, Lê Lan Anh, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Thu Nga,… Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thạch (2019) cách tiếp cận trong nghiên cứu tai biến trượt lở thường được phân loại thành: (1) tiếp cận lịch sử, (2) tiếp cận hệ thống, (3) tiếp cận liên ngành, (4) tiếp cận mô hình, (5) tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại. Đối với nhưng phương pháp này thì mọi phương phát đều phải dùng đến điều tra khảo sát trượt lở đất ở giai đoạn ban đầu. Chính vì vậy, nội dung của nghiên cứu sẽ kế thừa các thư viện mở để xây dựng một ứng dụng giúp cho việc thu thập dữ liệu trượt lở đất được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Những phương pháp để thu thập dữ liệu trượt lở đất thông dụng thường được thực hiện như: Quan sát bằng mắt kết hợp ghi chép, chụp ảnh đo vẽ như minh họa trong Hình 1. Do tốc độ phát triển về mặt công nghệ, bên cạnh các phương pháp truyền thống việc xây dựng những ứng dụng giúp thu thập dữ liệu là một xu thế, ứng dụng đó sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu và thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, dễ dàng theo một bộ tiêu chuẩn nào nó nhằm giảm thiểu được sự khác nhau giữa các cuốn nhật ký thực địa, do có yếu tố con người tác động và hơn thế nữa dữ liệu có thể cập nhật và tập trung ngay lập tức vào cơ sở dữ liệu. Hình 1. Minh họa một số phương ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu phục vụ điều tra khảo sát trượt lở đất KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0174 XÂY DỰNG CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU PHỤC VỤ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRƯỢT LỞ ĐẤT Phạm Thị Thanh Thủy1, Trương Xuân Quang1*, Lê Lan Anh1, Nguyễn Thị Hiền1, Đỗ Thị Thu Nga1, Vũ Ngọc Phan1, Trần Thị Hồng Minh1, Trương Vân Anh1, Khúc Thành Đông2 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 2 Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội TÓM TẮT Phục vụ cho nghiên cứu giảm nhẹ các thiệt hại về trượt lở đất, một trong những tư liệu quan trọng đó 1 0F là dữ liệu kiểm kê trượt lở đất. Để phát huy tốt thế mạnh của dữ liệu kiểm kê trượt lở đất thì việc tổ chức lưu trữ và thu thập dữ liệu là rất quan trọng. Trong nghiên cứu này, ngoài việc thiết kế và triển khai một cơ sở dữ liệu GIS thân thiện với người dùng trong việc lưu trữ các thông tin về trượt lở đất, nhóm nghiên cứu còn xây dựng một ứng dụng điện thoại thông minh để thu thập thông tin về trượt lở đất. Các thông tin thu thập được sẽ được truyền thẳng về máy chủ, ngoài mục đích tập trung dữ liệu vào một cơ sở dữ liệu thống nhất, nghiên cứu còn xây dựng chức năng giám sát và hiển thị dữ liệu thu thập được. Kết quả của nghiên cứu gồm hai phần chính, đó là: ứng dụng thu thập thông tin trượt lở đất trên điện thoại thông minh và một WebGIS phục vụ cho mô phỏng kết quả thu thập dữ liệu. Từ khóa: WebGIS, trượt lở đất, ứng dụng điện thoại, thu thập dữ liệu. 1. MỞ ĐẦU Có nhiều nguyên nhân gây trượt lở đất, có thể do các yếu tố tự nhiên và cả yếu tố con người. Các yếu tố tự nhiên như: áp lực nước ngầm (nước lỗ rỗng) làm mất ổn định mái dốc, mất đi hoặc thiếu các kết cấu thực vật để giữ đất và kết cấu đất, xâm thực chân của sườn dốc bởi sông/suối, làm yếu đi sườn dốc bởi mưa lớn, động đất, hoạt động của núi lửa. Yếu tố con người như: phá rừng, trồng trọt và xây dựng thiếu quy hoạch [1]. Từ rất sớm, để phòng, tránh và giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất, con người đã nghiên cứu về hiện tượng và nguy cơ trượt lở. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan làm tác động tiêu cực nhiều hơn đến tai biến trượt lở. Do vậy, nghiên cứu tai biến trượt lở đất càng trở nên cấp thiết. Đối với khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam, báo cáo [2] chỉ ra rằng bốn tỉnh có nguy cơ trượt lở đất cao nhất khu vực phía Bắc là: Điện Biên (673 điểm); Lào Cai (534 điểm); riêng Sơn La và Yên Bái là hai tỉnh có trên 1000 điểm trượt. Những địa phương này có nhiều đặc điểm thuận lợi để hình thành trượt lở như: mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc địa hình lớn, mạng lưới sông suối dày, độ ổn định của lớp đất mặt yếu do quá trình phong hoá, độ che phủ của thảm thực vật thấp do bị mất rừng và suy thoái rừng. Một số trận trượt lở điển hình: Lũ quét và trượt lở sau bão số 4 và số 6 tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái năm 2008 đã làm 120 người chết và mất tích; tại bản Chống Páo Sang, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, do mưa lớn kéo dài ngày 7/9/2012 gây trượt lở làm 20 người chết và mất tích. * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: txquang@hunre.edu.vn 201 Phạm Thị Thanh Thủy, Trương Xuân Quang, Lê Lan Anh, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Thu Nga,… Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thạch (2019) cách tiếp cận trong nghiên cứu tai biến trượt lở thường được phân loại thành: (1) tiếp cận lịch sử, (2) tiếp cận hệ thống, (3) tiếp cận liên ngành, (4) tiếp cận mô hình, (5) tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại. Đối với nhưng phương pháp này thì mọi phương phát đều phải dùng đến điều tra khảo sát trượt lở đất ở giai đoạn ban đầu. Chính vì vậy, nội dung của nghiên cứu sẽ kế thừa các thư viện mở để xây dựng một ứng dụng giúp cho việc thu thập dữ liệu trượt lở đất được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Những phương pháp để thu thập dữ liệu trượt lở đất thông dụng thường được thực hiện như: Quan sát bằng mắt kết hợp ghi chép, chụp ảnh đo vẽ như minh họa trong Hình 1. Do tốc độ phát triển về mặt công nghệ, bên cạnh các phương pháp truyền thống việc xây dựng những ứng dụng giúp thu thập dữ liệu là một xu thế, ứng dụng đó sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu và thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, dễ dàng theo một bộ tiêu chuẩn nào nó nhằm giảm thiểu được sự khác nhau giữa các cuốn nhật ký thực địa, do có yếu tố con người tác động và hơn thế nữa dữ liệu có thể cập nhật và tập trung ngay lập tức vào cơ sở dữ liệu. Hình 1. Minh họa một số phương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trượt lở đất Tai biến trượt lở Cơ sở dữ liệu GIS Hệ thống thu thập dữ liệu trượt lở Áp lực nước ngầmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá rủi ro sức khỏe do nhiệt tại tỉnh Bình Dương
70 trang 34 0 0 -
Phân tích, thiết kế giao diện WebAtlas tổng hợp vùng Tây Nguyên
8 trang 32 0 0 -
Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý - Kiều Quốc Lập
138 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu phân vùng nguy cơ và cảnh báo tai biến trượt lở tại các khu vực trọng điểm tỉnh Bình Định
11 trang 27 0 0 -
9 trang 20 0 0
-
Nghiên cứu xác định nguyên nhân trượt lở khu vực cầu Móng Sến, tỉnh Lào Cai
11 trang 19 0 0 -
Nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên
7 trang 18 0 0 -
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về theo dõi quản lý hoạt động khai thác khoáng sản Tỉnh Cao Bằng
10 trang 16 0 0 -
Thiết lập cơ sở dữ liệu chất lượng nước cho một số lưu vực sông miền Trung với sự trợ giúp của GIS
7 trang 16 0 0 -
Ứng dụng OpenStreetmap để xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông ở quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng
6 trang 15 0 0