Danh mục

Xây dựng công thức bào chế viên nén felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xây dựng công thức bào chế viên felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy. Bài viết nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn tá dược lớp dược chất và lớp đẩy, khảo sát loại và lượng polyethylen oxyd (PEO) ở hai lớp trong viên nhân, đánh giá ảnh hưởng của vị trí và tỷ lệ natri clorid đến tốc độ giải phóng dược chất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng công thức bào chế viên nén felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÀO CHẾ VIÊN FELODIPIN GIẢI PHÓNG KÉO DÀI THEO CƠ CHẾ BƠM THẨM THẤU KÉO - ĐẨY Vũ Thị Thanh Huyền*; Nguyễn Thanh Hải**; Phạm Thị Minh Huệ*** TÓM TẮT Mục tiêu: xây dựng công thức bào chế viên felodipin giải phóng kéo dài (GPKD) theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy. Đối tượng và phương pháp: viên felodipin 5 mg GPKD theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy được bào chế bằng phương pháp dập viên 2 lớp, sau đó bao màng bán thấm cellulose acetat và khoan miệng giải phóng dược chất bằng tia laser. Nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn tá dược lớp dược chất và lớp đẩy, khảo sát loại và lượng polyethylen oxyd (PEO) ở hai lớp trong viên nhân, đánh giá ảnh hưởng của vị trí và tỷ lệ natri clorid đến tốc độ giải phóng dược chất. Kết quả: công thức bào chế sử dụng PEO loại có khối lượng phân tử nhỏ (200.000) ở lớp chứa dược chất, loại có khối lượng phân tử lớn (5.000.000) ở lớp đẩy và natri clorid ở cả 2 lớp với tỷ lệ phù hợp, có thể kiểm soát được tốc độ GPKD felodipin theo động học bậc không. Kết luận: có thể sử dụng công thức đã lựa chọn (M6) để bào chế viên thẩm thấu felodipin 5 mg giải phóng kéo dài 12 giờ với các thành phần cụ thể: PEO 200.000 ở lớp chứa dược chất (49,75% kl/kl), PEO 5.000.000 ở lớp đẩy (45,00% kl/kl), natri clorid ở cả lớp dược chất và lớp đẩy (tương ứng với 8,29% và 4,62% kl/kl). * Từ khóa: Felodipin; Bơm thẩm thấu kéo - đẩy; Polyethylen oxyd; Natri clorid. Formulation of Extended Release Push-Pull Osmotic Tablets of Felodipine Summary Objectives: Formulation of extended release push-pull osmotic tablets of felodipine. Subjects and methods: The bilayered push-pull osmotic tablets of 5 mg felodipine were prepared by the double compression method, then the core tablets were coated with cellulose acetate as a semipermeable membrane. One releasing orifice was drilled by laser on the drug side of tablets. The excipients of two layers, the polyethylen oxyd amount and type, the sodium chloride amount and location were investigated. Results: The push-pull osmotic tablets of felodipine containing low molecular weight PEO (200,000) in the drug layer, high molecular weight PEO (5,000.000) in the push layer and osmotic agent in both layers with the appropriate ratio could control drug release rate from system in a zero order kinetic. Conclusion: The developed formulation (M6) consists of 49.75% (w/w) PEO 200,000 as the primary component in the drug layer; * Học viện Quân y ** Trường Đại học Quốc gia Hà Nội *** Trường Đại học Dược Hà Nội Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Huyền (huyenbachmai@gmail.com) Ngày nhận bài: 23/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 22/01/2018 15 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018 45.00% (w/w) PEO 5,000.000 as a swelling agent in the push layer; 8.29% and 4.62% (w/w) sodium chloride as osmotic agent in both drug and push layers, respectively. This formulation was selected to prepared push-pull osmotic tablets of 5 mg felodipine which obtain an extended in vitro release profile over a 12 hours period. * Keywords: Felodipine; Push-pull osmotic pump; Polyethylen oxyd; Natri clorid. ĐẶT VẤN ĐỀ Bơm thẩm thấu kéo - đẩy là hệ thẩm thấu đã được phát triển thành công để bào chế dạng GPKD cho các dược chất kém tan trong nước với nhiều ưu điểm như dễ duy trì tốc độ giải phóng dược chất theo động học bậc không đến khi giải phóng hết dược chất, giải phóng thuốc từ hệ độc lập với tính chất của dược chất và điều kiện sinh lý bên ngoài (pH của môi trường và nhu động đường tiêu hóa), giảm tương tác với thức ăn như thường thấy trong trường hợp dược chất kém tan… Bơm cấu tạo gồm hai lớp. Lớp thứ nhất chứa dược chất, polyme khối lượng phân tử thấp, tá dược tạo áp suất thẩm thấu và các tá dược khác. Lớp thứ hai đóng vai trò đẩy gồm polyme trương nở có khối lượng phân tử cao hơn, tá dược tạo áp suất thẩm thấu, tá dược tạo màu và các tá dược thích hợp khác. Sau đó, bao viên nhân bằng màng bán thấm, có khoan miệng giải phóng trên mặt viên ở lớp chứa dược chất [1, 2, 3]. Felodipin là thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực. Tuy nhiên, felodipin khó tan trong nước, sinh khả dụng thấp (khoảng 10 - 25%) và có thể thay đổi với hàm lượng thấp (5 mg, 10 mg) [4]. Nhằm ứng dụng công nghệ bơm thẩm thấu kéo - đẩy trong bào chế felodipin để cải thiện sinh khả dụng và kiểm soát giải phóng dược chất, chúng tôi tiến hành nghiên 16 cứu đề tài này với mục tiêu: Xây dựng công thức viên felodipin 5 mg GPKD theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu. Felodipin (tiêu chuẩn USP 32), natri croscarmelose, crospovidon, natri starch glycolat, gôm xanthan, polyethylen oxyd PEO (POLYOX™ WSR N-80 200.000, POLYOX™ WSR Coagulant 5.000.000, POLYOX™ WSR 303 7.000.000), cellulose acetat (Opadry CA), ...

Tài liệu được xem nhiều: