Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 457.02 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh tập trung vào đánh giá theo tiếp cận năng lực dựa trên cơ sở của chương trình, sách giáo khoa 2006. Từ năm học 2022 - 2023 bắt đầu thực hiện dạy học môn Hóa học 10 theo CTGDPT 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0176 Educational Sciences 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 193-204 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I LỚP 10 NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH Vũ Thị Hoài Thu1, Chu Thị Quỳnh Trang2, Đặng Thị Oanh3 và Phạm Thị Bích Đào4 1 Trường Trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan, Thái Bình 2 Trường Trung học phổ thông Nam Tiền Hải, Thái Bình 3 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Đánh giá năng lực đang được đặc biệt quan tâm và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Đánh giá năng lực hóa học thông qua bài kiểm tra định kì sẽ góp phần đánh giá được năng lực hóa học của học sinh thông qua dạy học môn Hóa học. Dựa vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học để xây dựng bảng ma trận đề, bảng đăc tả đề kiểm tra, từ đó có thể thiết kế được các dạng đề khác nhau theo bảng ma trận nhằm đánh giá được năng lực hóa học của học sinh. Bài báo minh họa đề kiểm tra giữa kì I của môn Hóa học 10 theo chương trình 2018 trên cơ sở đã xin ý kiến đóng góp của chuyên gia và đồng nghiệp. Đề kiểm tra cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp sau khi đã được đánh giá độ khó, độ phân biệt và độ tin cậy. Kết quả thực nghiệm sư phạm (TNSP) với 82 học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông (THPT) đã được phân tích dựa vào các biểu hiện của 3 thành phần năng lực hóa học của HS. Từ đó cho thấy đề kiểm tra đã đánh giá được năng lực hóa học của học sinh, đảm bảo được mục tiêu đánh giá học sinh ở cấp độ của trường THPT. Từ khóa: đánh giá định kì, đánh giá giữa kì, năng lực hóa học, đáng giá năng lực hóa học, Hóa học 10. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; trong đó có nhấn mạnh “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [1]. Việc đánh giá có vai trò hết sức quan trọng vì nó là nền tảng giúp cho các cấp quản lí giáo dục, nhà trường, giáo viên (GV) và học sinh (HS) có những căn cứ quan trọng để đánh giá/tự đánh giá mức độ thành tích HS đạt được so với yêu cầu cần đạt trong mục tiêu của Chương trình giáo dục. Từ đó thúc đẩy các hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục đã đề ra trong chương trình. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên các yêu cầu cần đạt có tính khái quát như trong Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đã ban hành thì GV và cán bộ quản lí sẽ gặp khó khăn trong triển khai Chương trình, nhất là Ngày nhận bài: 3/10/2022. Ngày sửa bài: 25/10/2022. Ngày nhận đăng: 3/11/2022. Tác giả liên hệ: Đặng Thị Oanh. Địa chỉ e-mail: oanhdt55@gmail.com 193 Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào khâu đánh giá. Nói cách khác, để thực hiện thành công CTGDPT 2018 nói chung và CTGDPT môn Hóa học 2018 [2] nói riêng, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cơ bản trong khâu đánh giá năng lực của HS Cần phải xây dựng được bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực cho phù hợp với mục đích đánh giá. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước mà lí thuyết về đo lường, đánh giá giáo dục đã được ứng dụng một cách rộng rãi, họ biết rằng để đánh giá cần đo lường, và để đo lường cần các bộ công cụ đạt chuẩn. Muốn xây dựng bộ công cụ cần phải xây dựng được các chuẩn. Đánh giá diện rộng cấp quốc gia, quốc tế đang dần trở nên phổ biến, một số bằng cấp/ chứng chỉ điển hình là của các tổ chức danh tiếng đã cấp như chứng chỉ A- level, O- level của trường đại học Cambridge, Vương quốc Anh; chứng chỉ SAT, GRE, TOFEL của Hoa Kỳ; chứng chỉ ACT, WAEC của Nam Phi;... Đối với Việt Nam, đây là vấn đề mới và đang được nhiều chuyên gia và các nhà giáo dục quan tâm. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục và chuẩn đánh giá năng lực nói chung [3-5]. Về vấn đề kiểm tra đánh giá HS THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực môn Hóa học có các công trình [6, 7]; nghiên cứu về đánh giá năng lực thực nghiệm thông qua lĩnh vực khoa học tự nhiên [8]; nghiên cứu việc phát triển năng lực (NL tìm hiểu tự nhiên cho HS trung học cơ sở thông qua phương pháp bàn tay nặn bột, mô hình 5E [9-11], xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho HS trung học cơ sở và HS THPT [12-15]. Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào đánh giá theo tiếp cận năng lực dựa trên cơ sở của chương trình, sách giáo khoa 2006. Từ năm học 2022 - 2023 bắt đầu thực hiện dạy học môn Hóa học 10 theo CTGDPT 2018. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực nói chung và năng lực hóa học nói riêng với các hình thức đánh giá định kì, đánh giá quá trình đang là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về năng lực hóa học Môn Hóa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hóa học với các thành phần: Nhận thức hóa học; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; Vận ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I lớp 10 nhằm đánh giá năng lực hóa học của học sinh HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0176 Educational Sciences 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 193-204 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I LỚP 10 NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA HỌC SINH Vũ Thị Hoài Thu1, Chu Thị Quỳnh Trang2, Đặng Thị Oanh3 và Phạm Thị Bích Đào4 1 Trường Trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan, Thái Bình 2 Trường Trung học phổ thông Nam Tiền Hải, Thái Bình 3 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Đánh giá năng lực đang được đặc biệt quan tâm và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Đánh giá năng lực hóa học thông qua bài kiểm tra định kì sẽ góp phần đánh giá được năng lực hóa học của học sinh thông qua dạy học môn Hóa học. Dựa vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học để xây dựng bảng ma trận đề, bảng đăc tả đề kiểm tra, từ đó có thể thiết kế được các dạng đề khác nhau theo bảng ma trận nhằm đánh giá được năng lực hóa học của học sinh. Bài báo minh họa đề kiểm tra giữa kì I của môn Hóa học 10 theo chương trình 2018 trên cơ sở đã xin ý kiến đóng góp của chuyên gia và đồng nghiệp. Đề kiểm tra cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp sau khi đã được đánh giá độ khó, độ phân biệt và độ tin cậy. Kết quả thực nghiệm sư phạm (TNSP) với 82 học sinh lớp 10 ở trường Trung học phổ thông (THPT) đã được phân tích dựa vào các biểu hiện của 3 thành phần năng lực hóa học của HS. Từ đó cho thấy đề kiểm tra đã đánh giá được năng lực hóa học của học sinh, đảm bảo được mục tiêu đánh giá học sinh ở cấp độ của trường THPT. Từ khóa: đánh giá định kì, đánh giá giữa kì, năng lực hóa học, đáng giá năng lực hóa học, Hóa học 10. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; trong đó có nhấn mạnh “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [1]. Việc đánh giá có vai trò hết sức quan trọng vì nó là nền tảng giúp cho các cấp quản lí giáo dục, nhà trường, giáo viên (GV) và học sinh (HS) có những căn cứ quan trọng để đánh giá/tự đánh giá mức độ thành tích HS đạt được so với yêu cầu cần đạt trong mục tiêu của Chương trình giáo dục. Từ đó thúc đẩy các hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục đã đề ra trong chương trình. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên các yêu cầu cần đạt có tính khái quát như trong Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đã ban hành thì GV và cán bộ quản lí sẽ gặp khó khăn trong triển khai Chương trình, nhất là Ngày nhận bài: 3/10/2022. Ngày sửa bài: 25/10/2022. Ngày nhận đăng: 3/11/2022. Tác giả liên hệ: Đặng Thị Oanh. Địa chỉ e-mail: oanhdt55@gmail.com 193 Vũ Thị Hoài Thu, Chu Thị Quỳnh Trang, Đặng Thị Oanh và Phạm Thị Bích Đào khâu đánh giá. Nói cách khác, để thực hiện thành công CTGDPT 2018 nói chung và CTGDPT môn Hóa học 2018 [2] nói riêng, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cơ bản trong khâu đánh giá năng lực của HS Cần phải xây dựng được bộ tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực cho phù hợp với mục đích đánh giá. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước mà lí thuyết về đo lường, đánh giá giáo dục đã được ứng dụng một cách rộng rãi, họ biết rằng để đánh giá cần đo lường, và để đo lường cần các bộ công cụ đạt chuẩn. Muốn xây dựng bộ công cụ cần phải xây dựng được các chuẩn. Đánh giá diện rộng cấp quốc gia, quốc tế đang dần trở nên phổ biến, một số bằng cấp/ chứng chỉ điển hình là của các tổ chức danh tiếng đã cấp như chứng chỉ A- level, O- level của trường đại học Cambridge, Vương quốc Anh; chứng chỉ SAT, GRE, TOFEL của Hoa Kỳ; chứng chỉ ACT, WAEC của Nam Phi;... Đối với Việt Nam, đây là vấn đề mới và đang được nhiều chuyên gia và các nhà giáo dục quan tâm. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục và chuẩn đánh giá năng lực nói chung [3-5]. Về vấn đề kiểm tra đánh giá HS THPT theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực môn Hóa học có các công trình [6, 7]; nghiên cứu về đánh giá năng lực thực nghiệm thông qua lĩnh vực khoa học tự nhiên [8]; nghiên cứu việc phát triển năng lực (NL tìm hiểu tự nhiên cho HS trung học cơ sở thông qua phương pháp bàn tay nặn bột, mô hình 5E [9-11], xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phát triển năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên cho HS trung học cơ sở và HS THPT [12-15]. Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào đánh giá theo tiếp cận năng lực dựa trên cơ sở của chương trình, sách giáo khoa 2006. Từ năm học 2022 - 2023 bắt đầu thực hiện dạy học môn Hóa học 10 theo CTGDPT 2018. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực nói chung và năng lực hóa học nói riêng với các hình thức đánh giá định kì, đánh giá quá trình đang là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về năng lực hóa học Môn Hóa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hóa học với các thành phần: Nhận thức hóa học; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; Vận ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực hóa học Đánh giá năng lực hóa học Hóa học 10 Dạy học môn Hóa học Phương pháp bàn tay nặn bộtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thiết kế bài giảng hóa học 10 tập 1 part 4
18 trang 65 0 0 -
Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học THPT
13 trang 31 0 0 -
11 trang 29 0 0
-
Hệ thống bài tập Hóa học 10 có đáp án
75 trang 26 0 0 -
hóa học cơ bản và nâng cao 10: phần 2
89 trang 25 0 0 -
Thiết kế bài giảng hóa học 10 tập 1 part 10
11 trang 24 0 0 -
Tài liệu tập huấn Bàn tay nặn bột Vật lý
60 trang 23 0 0 -
Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Bảng tuần hoàn
24 trang 23 0 0 -
Thiết kế bài giảng hóa học 10 nâng cao tập 2 part 4
16 trang 23 0 0 -
Hóa học 10 - Cơ bản và nâng cao: Phần 1
94 trang 22 0 0