Danh mục

Xây dựng hệ thống báo cáo trực quan phục vụ phát triển ngân hàng số: Nghiên cứu thử nghiệm tại ngân hàng dầu khí toàn cầu Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.63 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển ngân hàng số là một trong những xu hướng tất yếu để các ngân hàng Việt Nam có thể thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam đều coi phát triển ngân hàng số là mục tiêu chiến lược kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng hệ thống báo cáo trực quan phục vụ phát triển ngân hàng số: Nghiên cứu thử nghiệm tại ngân hàng dầu khí toàn cầu Việt Nam 301 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TRỰC QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠI NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TOÀN CẦU VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, ThS. Trần Dũng Khánh Viện CNTT&Kinh tế số - ĐH Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Phát triển ngân hàng số là một trong những xu hướng tất yếu để các ngân hàng Việt Nam có thể thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam đều coi phát triển ngân hàng số là mục tiêu chiến lược kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển ngân hàng số tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu với những dịch vụ cơ bản. Kết quả của nghiên cứu này là một dịch vụ nhằm góp phần nhỏ thúc đẩy quá trình chuyển đổi và phát triển thành công mô hình ngân hàng số ở Việt Nam. Đó là công cụ tạo lập báo cáo trực quan tự động dựa trên nền tảng Microssoft Power BI, giúp các ngân hàng có thể xử lý nhanh, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khối dữ liệu khổng lồ của hệ thống ngân hàng. Từ khóa: Ngân hàng số, báo cáo trực quan, MS Power BI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường tài chính - ngân hàng hiện nay, ngân hàng số là chủ đề được các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm và giới chuyên gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất quan tâm. Về phía các ngân hàng đang phải chạy đua quyết liệt để vươn lên, đặc biệt trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty công nghệ tài chính (fintech). Không kể đến fintech thì sự bùng nổ của các thiết bị di động cũng đã buộc ngân hàng phải chuyển mình, nhanh chóng đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới cũng như các giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chuyển đổi số chính là chìa khóa để giúp các ngân hàng nhanh chóng thực hiện mục tiêu của mình. Hàng loạt các ứng dụng tài chính và hàng loạt những thay đổi mới trong trải nghiệm thanh toán và sử dụng dịch vụ của khách hàng ra đời. Đồng nghĩa với nó là một khối lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được tạo ra hàng ngày từ các giao dịch. Quản lý dữ liệu tốt cho phép các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn vì có thể cung cấp thông tin cần thiết phục vụ quá trình phân tích và tổng hợp, bổ sung vào cơ sở dữ liệu chung của ngân hàng. Điều này mang lại cho ngân hàng cơ hội gia tăng giá trị các sản phẩm, dịch vụ. Vấn đề này lại càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ngân hàng số. Do đó, nếu một ngân hàng không quản lý thông tin tốt thì việc họ phát triển ngân hàng số sẽ chỉ làm gia tăng 302 mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Để ngân hàng số hoạt động hiệu quả đòi hỏi thông tin mà các cấp quản lý có phải được cập nhật kịp thời theo một định dạng dễ hiểu như các báo cáo trực quan. Mọi cải tiến trong lĩnh vực này đều đem đến những lợi ích đáng kể khi cung cấp và tiếp thị các dịch vụ điện tử. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG CỤ SỬ DỤNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng để khẳng định tính cần thiết của nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan về sự cần thiết của nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến bằng phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn một số cán bộ quản lý của một số ngân hàng: VietComBank, VietinBank, AgriBank, GPBank, VPBank dưới hai hình thức phỏng vấn sâu và phỏng vấn qua điện thoại) và phát phiếu điều tra. Để thực hiện nội dung cốt lõi của nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành hệ thống thông tin quản lý được sử dụng. Tác giả tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ ngân hàng đang làm công tác quản lý, từ quản lý cấp tác nghiệp (Trưởng phòng giao dịch) đến cán bộ quản lý cấp chiến thuật (Trưởng/Phó ban; Giám đốc chi nhánh) và cấp chiến lược (Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng). Đối với các chi nhánh ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội tác giả tiến hành phỏng vấn sâu (phỏng vấn phi cấu trúc) thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Đối với các chi nhánh ngân hàng đang hoạt động ở các tỉnh/thành phố khác Hà Nội tác giả phỏng vấn qua điện thoại. Các cuộc phỏng vấn đều tập trung vào giải quyết câu hỏi nghiên cứu như: Hệ thống báo cáo của các tổ chức doanh nghiệp có khối lượng dữ liệu lớn (Big Data) nói chung và khối ngân hàng nói riêng được tạo lập như thế nào, bằng công cụ gì? Với phương thức tạo lập như vậy thì có những hạn chế và rủi ro gì? Làm thế nào để có thể khắc phục được những hạn chế và rủi ro đó? Dựa vào ý kiến chuyên gia, bảng câu hỏi được lập và được điều tra thử nghiệm các cán bộ quản lý ở ngân hàng. Trên cơ sở cuộc thăm dò, hiệu chỉnh lại thang đo, thu thập thông tin phản hồi, bảng câu hỏi chính thức được hoàn thiện để khảo sát chính thức. Sau khi phỏng vấn, tác giả tiến hành xử lý và tổng hợp kết quả phỏng vấn cho thấy, đại đa số các cán bộ quản lý của các ngân hàng đều đưa ra ý kiến chưa hài lòng với hệ thống báo cáo bằng bảng tính (report) hiện tại. Với các lý do như sau: - Cán bộ quản lý (từ Trưởng/Phó phòng trở lên) không thể tự xem được báo cáo hàng ngày, báo cáo tức thời để biết tình hình hoạt động của ngân hàng. - Báo cáo mà cấp dưới đưa lên không đảm bảo tính kịp thời, là những bảng tính với những con số khô khan, chằng chịt, rất khó nhận biết nhanh để đưa ra quyết định. - Báo cáo hiện tại không cho cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của ngân hàng. 303 Các cán bộ quản lý ngân hàng đều mong muốn có một hệ thống báo cáo trực quan, gồm những con số biết nói để khi cần ra quyết định họ có thông tin kịp thời. Để khẳng định lại một lần nữa, tác giả tiến hành thiết kế một bảng hỏi và gửi đến 100 cán bộ cùng nhân viên ngân hàng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: