Danh mục

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa tai biến ở quy mô cấp huyện cho vùng núi Tây Bắc trên cơ sở tích hợp công nghệ 4.0 và công nghệ đa phương tiện

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa tai biến ở quy mô cấp huyện cho vùng núi Tây Bắc trên cơ sở tích hợp công nghệ 4.0 và công nghệ đa phương tiện" tập trung vào giới thiệu về phương pháp cảnh báo sớm 1 ngày cho tai biến lũ quét dựa vào bản đồ nguy cơ tiềm ẩn và ngưỡng mưa sinh lũ quét. Phần mềm cảnh báo sớm trực tuyến được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở với các thông số khí tượng dự báo sớm 1-7 ngày đươc thu thập trực tiếp từ trạm khí hậu tự động thông minh Imetos. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa tai biến ở quy mô cấp huyện cho vùng núi Tây Bắc trên cơ sở tích hợp công nghệ 4.0 và công nghệ đa phương tiện HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa tai biến ở quy mô cấp huyện cho vùng núi Tây Bắc trên cơ sở tích hợp công nghệ 4.0 và công nghệ đa phương tiện Nguyễn Ngọc Thạch1, *, Phạm Xuân Cảnh1, Nguyễn Quốc Huy1, Đặng Ngô Bảo Toàn2, Nguyen Thi Thu Hien 3 1 Đại học Khoa học tự nhiên , 2 ĐHQGHN, Đại học Quy nhơn , 3Đại học sư phạm Đà Nẵng.TÓM TẮT Ở vùng núi nước ta, cảnh báo sớm tai biến chỉ có hiệu quả khi được thông báo sớm chính xác về địađiểm, mức độ và thời gian sẽ xảy ra tai biến, đủ để kịp thời chuẩn bị các biện pháp ứng phó cần thiết. Trongđề tài, một hệ thống đa năng với các mô hình dự báo sớm đa tai biến thiên nhiên (lũ quét, cháy rừng, sâuđục thân ngô, bệnh đạo ôn lúa và nhện đỏ hại cam) đã được xây dựng dựa trên tiếp cận đánh giá đa chỉ tiêuvới sự tham gia của nhiều chuyên gia liên ngành. Những mô hình này cho phép chỉ ra vị trí không gian củacác khu vực nguy cơ tiềm ẩn cao được xác định thông qua các ngưỡng giá trị của từng tham số thànhphần.Bài báo tập trung vào giới thiệu về phương pháp cảnh báo sớm 1 ngày cho tai biến lũ quét dựa vàobản đồ nguy cơ tiềm ẩn và ngưỡng mưa sinh lũ quét. Phần mềm cảnh báo sớm trực tuyến được xây dựngtrên nền tảng mã nguồn mở với các thông số khí tượng dự báo sớm 1-7 ngày đươc thu thập trực tiếp từ trạmkhí hậu tự động thông minh Imetos. Thông tin cảnh báo về tai biến được tự động xử lý trực tuyến, hiểnthị trên Web và gửi SMS tới từng người dân. Hệ thống được triển khai cho 3 huyện ở 3 tỉnh Tây Bắc (ThuậnChâu - tỉnh Sơn La, Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang và Cao Phong - tỉnh Hòa Bình) nhằm trợ giúp cho địaphương đưa ra quyết định phù hợp cho việc phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do tai biến.Từ khóa: tai biến thiên nhiên, công nghệ 4.0, cảnh báo sớm, trạm khí tượng thông minh, trực tuyến , mãnguồn mở.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp ở nước ta thì các tai biến xuất hiện không theoquy luật thông thường [24].Có nhiều loại hình tai biến, được xếp vào các nhóm: vật lý, cơ học, xã hội ,sinh học, hóa học ...Một số loại hình tai biến xảy ra độc lập, song cũng có một số loại hình tai biến xảy racó tính liên hệ chặt chẽ với nhau.Trong số các loại hình tai biến thì lũ quét, trượt lở là hai loại hình taibiến phổ biến nhất xảy ra có tính quy luật hàng năm ở địa hình vùng núi, gây ra những thiệt hại ghê gớmcho tài nguyên, môi trường, kinh tế và cộng đồng xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Trong các vấn đề về tai biến thì cảnh báo sớm trước khi tai biến xảy ra theo thời gian thực và chi tiếttheo không gian là một nhu cầu hết sức bức thiết, đặc biệt là ở các khu vực miền núi. Tuy nhiên, đây vẫnlà vấn đề hết sức nan giải và chưa có lời giải xác đáng đối với lĩnh vực phòng chống tai biến thiên nhiênnói riêng cũng như đối với ngành khoa học trái đất nói chung. Do tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu tai biến thiên nhiên, hàng năm tổ chứcquốc tế nghiên cứu tai biến thiên nhiên thuộc Liên hiệp quốc thường tổ chức các hội thảo khoa học quốctế và có những tập san, tuyển tập chuyên đề về tai biến thiên nhiên, đặc biệt là việc áp dụng công nghệmới trong giám sát và cảnh báo sớm tai biến. Các tác giả có các công trình được đánh giá cao là: Einstein(1988), Ketrilz (1992), Innocenti (1992), Montgomery D.R và Dietrich Carrara W.E. et al, (1994); Jadevà Sarkar, (1993); Chung and Fabbri (2001), v.v. Để phục vụ cho công tác cảnh báo sớm tai biến thiên nhiên, đặc biệt là tai biến thủy văn và tai biến địachất, tại các nước có nền khoa học và kinh tế phát triển, các thiết bị đo đạc tự động đã được sử dụng từ rấtsớm. Các thiết bị tự động đo gió, nhiệt độ, lựơng mưa, độ ẩm đã được sử dụng tại rất nhiều nước trên thếgiới từ thập niên 30 của thế kỷ trước.Mạng lưới quan trắc tự động đã đóng góp quyết định để nâng caochất lượng công tác dự báo KTTV nói chung và dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm nói riêng, đặc*Tác giả liên hệEmail: nguyenngocthachhus@gmail.com 1074biệt là công tác cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, trượt, sạt lở. Các khu vực và các nước phát triển đãtrang bị và ứng dụng mạnh mẽ các hệ thống này là Úc, Mỹ, các nước, các nước châu Âu, Liên Bang Nga,các nước Châu Á như Nhật bản, Trung Quốc... Tùy theo đặc điểm địa lý và mức độ đầu tư tại các nướcmà các hệ thông thiết bị đo, truyền số liệu theo thời gian thực được cung cấp cho người sử dụng thôngqua mạng hữu tuyến (đường điện thoại, cáp LAN, WAN), mạng vô tuyến (Radio Modem, GSM Modem,máy thu phát vệ tinh) hoặc mạng kết hợp giữa hai dạng trên. Dưới đây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: