Xây dựng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Bài học từ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 301.29 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Xây dựng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Bài học từ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng trình bày về bối cảnh Đà Nẵng, các thách thức mà thành phố ĐN phải đối mặt, giải pháp phát triển đô thị trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Bài học từ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> XÂY DỰNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:<br /> <br /> BÀI HỌC TỪ QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> ? Trần Văn Giải Phóng<br /> <br /> P<br /> <br /> hát triển đô thị ở vùng thoát lũ, vùng<br /> trũng thấp sẽ gây ngập lụt trầm trọng<br /> hơn ở những khu vực vốn đã thường<br /> xuyên ngập lụt tại Đà Nẵng và Quảng<br /> Nam. Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm tăng cường độ<br /> và tần suất các đợt mưa cực trị ở Đà Nẵng và các khu<br /> vực xung quanh. Nếu rủi ro ngập lụt không được giải<br /> quyết, người dân ở vùng thấp lụt và các nhà đầu tư<br /> bất động sản sẽ chịu sự gia tăng về thiệt hại và chi phí<br /> khắc phục hậu quả do ngập lụt gây ra. Ngập lụt làm<br /> ảnh hưởng tới vị thế của thành phố cũng như giá đất<br /> trong tương lai, đồng thời chính quyền thành phố sẽ<br /> tốn nhiều chi phí để khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ<br /> tầng đô thị.<br /> Cách làm truyền thống về quy hoạch đô thị, thiết<br /> kế cơ sở hạ tầng và các tiêu chuẩn về san lấp nền xây<br /> dựng dựa trên kinh nghiệm và số liệu từ các trận lụt<br /> trong quá khứ sẽ gặp thách thức trước các hiểm họa<br /> tương lai. Quy hoạch tổng thể hiện nay của thành<br /> phố theo hướng mở rộng về khu vực thoát lũ ở phía<br /> Nam có thể gây thiệt hại nhiều hơn về kinh tế và cả<br /> con người ở các khu vực đô thị hiện có và khu vực mới<br /> phát triển. Theo kinh nghiệm thế giới về quy hoạch<br /> đô thị và phát triển những “thành phố xanh,” việc bảo<br /> vệ những vùng đất thấp, vùng thoát lũ để làm nơi<br /> trữ lũ khẩn cấp là cần thiết. Các khu vực này chỉ dành<br /> cho mục đích về giải trí và nông nghiệp. Phát triển đô<br /> thị ở vùng thoát lũ và vùng đất thấp trũng trong bối<br /> cảnh BĐKH là không bền vững.<br /> 1. Bối cảnh Đà Nẵng<br /> Đà Nẵng, thành phố ven biển miền Trung, đang<br /> trong quá trình phát triển nhanh với dân số ngày<br /> càng tăng và nền kinh tế ngày càng đa dạng hóa.<br /> Phần lớn các khu đô thị mới theo quy hoạch tổng<br /> *<br /> <br /> TS., Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET).<br /> <br /> 16<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> *<br /> <br /> thể của thành phố nằm ở vùng thoát lũ trũng thấp ở<br /> phía nam trung tâm thành phố (xem Hình 1). Việc san<br /> lấp mặt bằng để phát triển đô thị ở vùng thoát lũ từ<br /> 2 - 4 m đã làm cản trở đường thoát lũ đồng thời đẩy<br /> nước lũ ra khỏi khu vực trữ lũ, làm tăng nguy cơ ngập<br /> lụt ở thượng nguồn và các khu lân cận. Cộng đồng<br /> dân cư ở lưu vực Vu Gia - Hàn phía trên hoặc gần kề<br /> với khu vực mới san lấp sẽ bị ngập lụt trầm trọng hơn.<br /> Quá trình đô thị hóa này đã thay đổi hình thái ngập<br /> lụt ở thành phố. Việc san lấp, phát triển đô thị ở vùng<br /> thoát lũ, vùng thấp trũng gia tăng kéo theo những<br /> biến đổi về rủi ro và nguy cơ ngập lụt đến người dân,<br /> cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh tế ở những vùng<br /> trũng thấp. Trong khi đó, hiểm họa ngập lụt cũng sẽ<br /> gia tăng do BĐKH làm tăng mực nước biển và có khả<br /> năng làm thay đổi cường độ mưa.<br /> Hình 1: Quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng<br /> đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 20501<br /> <br /> 2. Các thách thức mà thành phố Đà Nẵng phải<br /> đối mặt<br /> 2.1. Tăng tần suất và cường độ lũ<br /> Tần suất và cường độ lũ ở thành phố Đà Nẵng<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> đang gia tăng do quy hoạch sử dụng đất, giao thông,<br /> các cơ sở hạ tầng khác gây cản trở hoặc làm chệch<br /> đường thoát nước ra những khu vực không có nguy<br /> cơ ngập lụt trước đây và do tác động của BĐKH làm<br /> cho tần suất và lượng mưa tăng. Đà Nẵng là nơi<br /> thường xuyên chịu tác động của ngập lụt từ các trận<br /> mưa lớn kết hợp với triều cường và nước dâng do<br /> bão. Trong 15 năm qua, thành phố đã phải gánh chịu<br /> nhiều thiệt hại to lớn từ các trận lụt năm 1999, 2007<br /> và 2009. Trước đây, phần lớn diện tích ngập lụt tập<br /> trung ở khu vực phía bắc trung tâm thành phố dọc<br /> theo sông Cu Đê và vùng trữ lũ phía nam giữa sông<br /> Cẩm Lệ và sông Quá Giáng. Dựa trên tính toán của<br /> các chuyên gia ARUP2, khả năng thoát lũ của hạ du<br /> hệ thống sông Vu Gia và Thu Bồn thấp hơn 20 lần so<br /> với khả năng cần thiết để giảm thiểu tác động của các<br /> đợt lũ có thể xảy ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng<br /> hơn trong tình trạng san lấp ở khu vực thấp trũng.<br /> Đây là thách thức thực sự đối với quy hoạch tổng thể<br /> hiện nay đang nhắm đến phát triển ở vùng đất thấp.<br /> Theo kết quả của dự án xây dựng mô hình ngập<br /> lụt do Sở Xây dựng Đà Nẵng, trường Đại học Bách<br /> Khoa Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Thủy lợi miền Nam,<br /> và ISET thực hiện, nếu quy hoạch tổng thể đến năm<br /> 2030 được thực hiện đầy đủ như đã vạch ra thì ngay<br /> cả trong các đợt lũ tần suất 10% (tức xảy ra 10 năm<br /> một lần), rất nhiều diện tích trong khu vực mới phát<br /> triển cũng có thể bị ngập sâu từ 0,3 - 0,5 m và các khu<br /> thấp trũng lân cận có thể ngập trong lũ sâu tới 3 m.<br /> <br /> ngập lụt ở Đà Nẵng.<br /> 2.3. Quy hoạch đô thị dựa trên kinh nghiệm quá<br /> khứ đang gặp thách thức<br /> Theo qu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Bài học từ quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> XÂY DỰNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:<br /> <br /> BÀI HỌC TỪ QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> ? Trần Văn Giải Phóng<br /> <br /> P<br /> <br /> hát triển đô thị ở vùng thoát lũ, vùng<br /> trũng thấp sẽ gây ngập lụt trầm trọng<br /> hơn ở những khu vực vốn đã thường<br /> xuyên ngập lụt tại Đà Nẵng và Quảng<br /> Nam. Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm tăng cường độ<br /> và tần suất các đợt mưa cực trị ở Đà Nẵng và các khu<br /> vực xung quanh. Nếu rủi ro ngập lụt không được giải<br /> quyết, người dân ở vùng thấp lụt và các nhà đầu tư<br /> bất động sản sẽ chịu sự gia tăng về thiệt hại và chi phí<br /> khắc phục hậu quả do ngập lụt gây ra. Ngập lụt làm<br /> ảnh hưởng tới vị thế của thành phố cũng như giá đất<br /> trong tương lai, đồng thời chính quyền thành phố sẽ<br /> tốn nhiều chi phí để khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ<br /> tầng đô thị.<br /> Cách làm truyền thống về quy hoạch đô thị, thiết<br /> kế cơ sở hạ tầng và các tiêu chuẩn về san lấp nền xây<br /> dựng dựa trên kinh nghiệm và số liệu từ các trận lụt<br /> trong quá khứ sẽ gặp thách thức trước các hiểm họa<br /> tương lai. Quy hoạch tổng thể hiện nay của thành<br /> phố theo hướng mở rộng về khu vực thoát lũ ở phía<br /> Nam có thể gây thiệt hại nhiều hơn về kinh tế và cả<br /> con người ở các khu vực đô thị hiện có và khu vực mới<br /> phát triển. Theo kinh nghiệm thế giới về quy hoạch<br /> đô thị và phát triển những “thành phố xanh,” việc bảo<br /> vệ những vùng đất thấp, vùng thoát lũ để làm nơi<br /> trữ lũ khẩn cấp là cần thiết. Các khu vực này chỉ dành<br /> cho mục đích về giải trí và nông nghiệp. Phát triển đô<br /> thị ở vùng thoát lũ và vùng đất thấp trũng trong bối<br /> cảnh BĐKH là không bền vững.<br /> 1. Bối cảnh Đà Nẵng<br /> Đà Nẵng, thành phố ven biển miền Trung, đang<br /> trong quá trình phát triển nhanh với dân số ngày<br /> càng tăng và nền kinh tế ngày càng đa dạng hóa.<br /> Phần lớn các khu đô thị mới theo quy hoạch tổng<br /> *<br /> <br /> TS., Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET).<br /> <br /> 16<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> *<br /> <br /> thể của thành phố nằm ở vùng thoát lũ trũng thấp ở<br /> phía nam trung tâm thành phố (xem Hình 1). Việc san<br /> lấp mặt bằng để phát triển đô thị ở vùng thoát lũ từ<br /> 2 - 4 m đã làm cản trở đường thoát lũ đồng thời đẩy<br /> nước lũ ra khỏi khu vực trữ lũ, làm tăng nguy cơ ngập<br /> lụt ở thượng nguồn và các khu lân cận. Cộng đồng<br /> dân cư ở lưu vực Vu Gia - Hàn phía trên hoặc gần kề<br /> với khu vực mới san lấp sẽ bị ngập lụt trầm trọng hơn.<br /> Quá trình đô thị hóa này đã thay đổi hình thái ngập<br /> lụt ở thành phố. Việc san lấp, phát triển đô thị ở vùng<br /> thoát lũ, vùng thấp trũng gia tăng kéo theo những<br /> biến đổi về rủi ro và nguy cơ ngập lụt đến người dân,<br /> cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh tế ở những vùng<br /> trũng thấp. Trong khi đó, hiểm họa ngập lụt cũng sẽ<br /> gia tăng do BĐKH làm tăng mực nước biển và có khả<br /> năng làm thay đổi cường độ mưa.<br /> Hình 1: Quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng<br /> đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 20501<br /> <br /> 2. Các thách thức mà thành phố Đà Nẵng phải<br /> đối mặt<br /> 2.1. Tăng tần suất và cường độ lũ<br /> Tần suất và cường độ lũ ở thành phố Đà Nẵng<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> đang gia tăng do quy hoạch sử dụng đất, giao thông,<br /> các cơ sở hạ tầng khác gây cản trở hoặc làm chệch<br /> đường thoát nước ra những khu vực không có nguy<br /> cơ ngập lụt trước đây và do tác động của BĐKH làm<br /> cho tần suất và lượng mưa tăng. Đà Nẵng là nơi<br /> thường xuyên chịu tác động của ngập lụt từ các trận<br /> mưa lớn kết hợp với triều cường và nước dâng do<br /> bão. Trong 15 năm qua, thành phố đã phải gánh chịu<br /> nhiều thiệt hại to lớn từ các trận lụt năm 1999, 2007<br /> và 2009. Trước đây, phần lớn diện tích ngập lụt tập<br /> trung ở khu vực phía bắc trung tâm thành phố dọc<br /> theo sông Cu Đê và vùng trữ lũ phía nam giữa sông<br /> Cẩm Lệ và sông Quá Giáng. Dựa trên tính toán của<br /> các chuyên gia ARUP2, khả năng thoát lũ của hạ du<br /> hệ thống sông Vu Gia và Thu Bồn thấp hơn 20 lần so<br /> với khả năng cần thiết để giảm thiểu tác động của các<br /> đợt lũ có thể xảy ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng<br /> hơn trong tình trạng san lấp ở khu vực thấp trũng.<br /> Đây là thách thức thực sự đối với quy hoạch tổng thể<br /> hiện nay đang nhắm đến phát triển ở vùng đất thấp.<br /> Theo kết quả của dự án xây dựng mô hình ngập<br /> lụt do Sở Xây dựng Đà Nẵng, trường Đại học Bách<br /> Khoa Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Thủy lợi miền Nam,<br /> và ISET thực hiện, nếu quy hoạch tổng thể đến năm<br /> 2030 được thực hiện đầy đủ như đã vạch ra thì ngay<br /> cả trong các đợt lũ tần suất 10% (tức xảy ra 10 năm<br /> một lần), rất nhiều diện tích trong khu vực mới phát<br /> triển cũng có thể bị ngập sâu từ 0,3 - 0,5 m và các khu<br /> thấp trũng lân cận có thể ngập trong lũ sâu tới 3 m.<br /> <br /> ngập lụt ở Đà Nẵng.<br /> 2.3. Quy hoạch đô thị dựa trên kinh nghiệm quá<br /> khứ đang gặp thách thức<br /> Theo qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Thích ứng với biến đổi khí hậu Quy hoạch tổng thể Đà Nẵng Phát triển đô thị Giải pháp phát triển đô thị Thách thức của thành phố Đà NẵngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 367 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 230 1 0 -
13 trang 205 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 190 0 0 -
161 trang 177 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 171 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 163 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 158 0 0 -
15 trang 139 0 0