Xây dựng khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ học phần 'Đọc hiểu Tiếng Việt 2' (Dành cho học viên là người nước ngoài)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,023.04 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trên cơ sở tiến hành các khảo sát, đánh giá hệ thống bài đọc và các nhiệm vụ đọc hiểu trong bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện đang được áp dụng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An trên 3 phương diện: kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa, KN nhận thức; đồng thời, chiếu theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài của bộ Giáo dục - Đào tạo, khung CEFR và thang nhận thức Bloom, khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ Học phần Đọc hiểu Tiếng Việt 2 được xây dựng một cách phù hợp với lí luận và thực tế dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ học phần “Đọc hiểu Tiếng Việt 2” (Dành cho học viên là người nước ngoài) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753 XÂY DỰNG KHUNG THIẾT KẾ NGUỒN NGỮ LIỆU BỔ TRỢ HỌC PHẦN “ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 2” (DÀNH CHO HỌC VIÊN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI) Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Phạm Thị Thu Hiền Email: hienpham082019@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 20/3/2020 In order to help teachers have supplementary resources, learners have the Accepted: 10/4/2020 opportunity to practice and develop reading comprehension skills in Published: 08/5/2020 Vietnamese and practice skills in reading tests with the format of Vietnamese language proficiency for foreigners, we have conducted research and evaluated Keywords current Vietnamese teaching materials used for Lao students in courses 16 and supplementary language, 17 at Nghe An College of Education, with reference to the framework of format, frames, references. Vietnamese competence for foreigners and the Common European Framework of Reference for Languages (CEFR) to propose a framework to conduct supplementary materials for Reading - Vietnamese 2 module. 1. Mở đầu Dạy học tiếng Việt (TV) như một ngoại ngữ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giảng dạy TV như một ngoại ngữ, cùng với đó là sự xuất hiện của các giáo trình về dạy TV cho người nước ngoài. Nhìn chung, các giáo trình này đã được đầu tư công phu hơn. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức ngôn ngữ TV: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đã có sự tích hợp các kĩ năng (KN) ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong cùng một đơn vị bài học. Tuy nhiên, các phần tích hợp này chủ yếu chú trọng đến việc giúp người học thực hành phần ngữ liệu ngôn ngữ đã giới thiệu trước đó, trong phần đầu của mỗi đơn vị bài học. Vì vậy, nếu xét về quy mô và mức độ chuyên sâu thì các phần tích hợp này không đáp ứng được yêu cầu về phát triển các KN ngôn ngữ chuyên sâu cho người học. Thực tế giảng dạy TV cho người nước ngoài hiện nay đang rất thiếu các nguồn tài liệu xây dựng theo hướng phát triển năng lực và tương thích với chuẩn năng lực tiếng Việt (NLTV) quy định trong Khung NLTV dùng cho người nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Bộ GD-ĐT, 2015). Nhằm giúp giảng viên có nguồn tài liệu bổ trợ, người học có cơ hội luyện tập để phát triển tốt KN đọc hiểu TV và luyện KN làm bài thi đọc hiểu bằng định dạng Đề thi đánh giá năng lực TV theo Khung năng lực TV dùng cho người nước ngoài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài liệu giảng dạy TV hiện đang dùng cho học viên Lào các khóa 16, 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, tham chiếu Khung NLTV dùng cho người nước ngoài và Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR - the Common European Framework of Reference for Languages) để đề xuất khung xây dựng ngữ liệu bổ trợ học phần Đọc hiểu TV 2. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Học liệu khảo sát, các phương diện và thước đo Nghiên cứu tiến hành khảo sát hệ thống bài đọc và các nhiệm vụ đọc hiểu được thiết kế trong bộ giáo trình TV cơ sở dành cho người nước ngoài, quyển 1 (viết tắt: TV cơ sở 1) và TV cơ sở dành cho người nước ngoài, quyển 2 (viết tắt: TV cơ sở 2) của tác giả Nguyễn Việt Hương (2017a, 2017b). Đây là bộ giáo trình hiện đang được dùng làm tài liệu giảng dạy TV cho học viên Lào khóa 16 và 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Tài liệu được khảo sát trên 3 phương diện: kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa và KN nhận thức. Cụ thể: - Kiến thức ngôn ngữ: Đo mức độ tương thích giữa lượng từ ngữ và kiến thức ngữ pháp có trong mỗi cuốn giáo trình (tương đương mỗi bậc năng lực TV) với chuẩn năng lực về kiến thức ngôn ngữ quy định trong Khung năng lực TV dùng cho người nước ngoài. - Kiến thức văn hóa thể hiện qua vốn từ ngữ và nội dung văn bản đọc cũng là phương diện được khảo sát. - KN nhận thức: Được đánh giá dựa trên các dạng bài tập đọc hiểu được thiết kế để đo mức hiểu/nhận thức văn bản của người đọc. 77 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753 Để khảo sát 3 phương diện trên, chúng tôi dùng thước đo các số liệu là chuẩn năng lực đầu ra của Khung NLTV. Trong phạm vi nghiên cứu này, chuẩn năng lực sử dụng để tham chiếu là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung thiết kế nguồn ngữ liệu bổ trợ học phần “Đọc hiểu Tiếng Việt 2” (Dành cho học viên là người nước ngoài) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753 XÂY DỰNG KHUNG THIẾT KẾ NGUỒN NGỮ LIỆU BỔ TRỢ HỌC PHẦN “ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT 2” (DÀNH CHO HỌC VIÊN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI) Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Phạm Thị Thu Hiền Email: hienpham082019@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 20/3/2020 In order to help teachers have supplementary resources, learners have the Accepted: 10/4/2020 opportunity to practice and develop reading comprehension skills in Published: 08/5/2020 Vietnamese and practice skills in reading tests with the format of Vietnamese language proficiency for foreigners, we have conducted research and evaluated Keywords current Vietnamese teaching materials used for Lao students in courses 16 and supplementary language, 17 at Nghe An College of Education, with reference to the framework of format, frames, references. Vietnamese competence for foreigners and the Common European Framework of Reference for Languages (CEFR) to propose a framework to conduct supplementary materials for Reading - Vietnamese 2 module. 1. Mở đầu Dạy học tiếng Việt (TV) như một ngoại ngữ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giảng dạy TV như một ngoại ngữ, cùng với đó là sự xuất hiện của các giáo trình về dạy TV cho người nước ngoài. Nhìn chung, các giáo trình này đã được đầu tư công phu hơn. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức ngôn ngữ TV: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đã có sự tích hợp các kĩ năng (KN) ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong cùng một đơn vị bài học. Tuy nhiên, các phần tích hợp này chủ yếu chú trọng đến việc giúp người học thực hành phần ngữ liệu ngôn ngữ đã giới thiệu trước đó, trong phần đầu của mỗi đơn vị bài học. Vì vậy, nếu xét về quy mô và mức độ chuyên sâu thì các phần tích hợp này không đáp ứng được yêu cầu về phát triển các KN ngôn ngữ chuyên sâu cho người học. Thực tế giảng dạy TV cho người nước ngoài hiện nay đang rất thiếu các nguồn tài liệu xây dựng theo hướng phát triển năng lực và tương thích với chuẩn năng lực tiếng Việt (NLTV) quy định trong Khung NLTV dùng cho người nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Bộ GD-ĐT, 2015). Nhằm giúp giảng viên có nguồn tài liệu bổ trợ, người học có cơ hội luyện tập để phát triển tốt KN đọc hiểu TV và luyện KN làm bài thi đọc hiểu bằng định dạng Đề thi đánh giá năng lực TV theo Khung năng lực TV dùng cho người nước ngoài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài liệu giảng dạy TV hiện đang dùng cho học viên Lào các khóa 16, 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, tham chiếu Khung NLTV dùng cho người nước ngoài và Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR - the Common European Framework of Reference for Languages) để đề xuất khung xây dựng ngữ liệu bổ trợ học phần Đọc hiểu TV 2. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Học liệu khảo sát, các phương diện và thước đo Nghiên cứu tiến hành khảo sát hệ thống bài đọc và các nhiệm vụ đọc hiểu được thiết kế trong bộ giáo trình TV cơ sở dành cho người nước ngoài, quyển 1 (viết tắt: TV cơ sở 1) và TV cơ sở dành cho người nước ngoài, quyển 2 (viết tắt: TV cơ sở 2) của tác giả Nguyễn Việt Hương (2017a, 2017b). Đây là bộ giáo trình hiện đang được dùng làm tài liệu giảng dạy TV cho học viên Lào khóa 16 và 17 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Tài liệu được khảo sát trên 3 phương diện: kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa và KN nhận thức. Cụ thể: - Kiến thức ngôn ngữ: Đo mức độ tương thích giữa lượng từ ngữ và kiến thức ngữ pháp có trong mỗi cuốn giáo trình (tương đương mỗi bậc năng lực TV) với chuẩn năng lực về kiến thức ngôn ngữ quy định trong Khung năng lực TV dùng cho người nước ngoài. - Kiến thức văn hóa thể hiện qua vốn từ ngữ và nội dung văn bản đọc cũng là phương diện được khảo sát. - KN nhận thức: Được đánh giá dựa trên các dạng bài tập đọc hiểu được thiết kế để đo mức hiểu/nhận thức văn bản của người đọc. 77 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 77-82 ISSN: 2354-0753 Để khảo sát 3 phương diện trên, chúng tôi dùng thước đo các số liệu là chuẩn năng lực đầu ra của Khung NLTV. Trong phạm vi nghiên cứu này, chuẩn năng lực sử dụng để tham chiếu là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học tiếng Việt Giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Đọc hiểu Tiếng Việt 2 Khung năng lực tiếng Việt Khảo sát giáo trình Tiếng Việt cơ sởGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sử dụng Graph trong dạy học tiếng Việt
11 trang 41 0 0 -
Phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt
3 trang 34 0 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 33 0 0 -
Để hiểu đúng và sử dụng chính xác thành ngữ tiếng Việt
8 trang 29 0 0 -
Vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài câu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2
10 trang 26 0 0 -
6 trang 25 0 0
-
101 trang 22 0 0
-
Xây dựng thang đo đánh giá năng lực từ vựng tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số
13 trang 20 0 0 -
Giáo dục Việt Nam hiện đại: Phần 2
108 trang 20 0 0 -
Dạy nghĩa của từ cho học sinh tiểu học học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai
7 trang 18 0 0