Thông tin tài liệu:
I. Mở Đầu Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu. Để có thể tranh thủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ khi hội nhập kinh tế với Hoa Kỳ - 1
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
I. Mở Đầu
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế
khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát
triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó quốc gia nào có chiến
lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển
về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu. Để có thể tranh thủ các
nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ... đòi hỏi các
nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới mà
đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Tuy vậy đi song song với việc hội nhập kinh tế
quốc tế chúng ta cần phải có sự thống nhất nhận thức về việc giữ độc lập tự chủ trong
quá trình hội nhập. Đây là một mối lo ngại lớn với các nước trên thế giới đặc biệt là các
nước đang phát triển. Mối lo này phần nào cũng có lí do chính đáng bởi hầu hết các
nước đang phát triển đều có xuất phát điểm từ một nền kinh tế ``nghèo nàn, lạc hậu,
khoa học công nghệ còn thấp kém, năng suất lao động còn chưa cao, sức cạnh tranh về
các loại hàng hoá trên thị trường thế giới thấp trong khi đó các nước đi trước có lợi thế
hơn hẳn về mọi mặt, việc mở rộng quan hệ với các nước đó sẽ dẫn đến tình trạng các
nước kém phát triển khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ bị lệ thuộc về kinh
tế có thể bị lệ thuộc về chính trị dẫn tới không giữ vững được chủ quyền. Thực tế ngày
nay cho thấy có rất nhiều nước trên thế giới đã bị lệ thuộc quá nhiều vào các nước tư
bản nên mọi đường lối, chính sách phát triển kinh tế đều bị các nước tư bản này chi
phối và nắm giữ. Điển hình như nước Cuba có một thời gian đã bi phụ thuộc quá nhiều
vào Mĩ. Vốn là một nước trồng rất nhiếu mía song khoa học kĩ thuật của nước này lại
1
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
thấp kém cho nên để sản xuất đường Cuba phải nhập khẩu trang thiết bị của Mĩ. Lợi
dụng thời cơ này Mĩ đã tìm mọi cách để gây áp lực về kinh tế đối với Cuba và buộc
Cuba phải lệ thuộc vào Mĩ. Dựa vào đó Mĩ đã nắm được quyền chi phối về kinh tế
cũng như chính trị ở Cuba.
Hiện nay nước Việt Nam ta cũng đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội trên thế giới.
Nước ta cũng là một nước nghèo nàn, lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước khác vì
vậy chúng ta phải chủ động tham gia hội nhập kinh tế gắn liền với việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ. Đảng và nhà nước ta đã xác định độc lập tự chủ kinh tế là nền
tảng vật chất cơ bản bảo đảm sự bền vững của đất nước ta về chính trị .
Chính vì việc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng, cấp
bách và cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có cả nước ta. Vì vậy
đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng đối với các nước trên thế giới
trong việc đề ra các đường lối, chính sách trong quan hệ giao lưu, buôn bán với nước
ngoài. Vì lí do nay tôi đã quyết định chọn đề tài 'Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
khi hội nhập với cường quốc như Hoa Kỳ ' với hy vọng bài tiểu luận này sẽ góp một
phần nhỏ vào công việc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh .
Trong quá trình viết bài tiểu luận tôi đã nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của TS Mai
Xuân Hợi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
II. Nội dung
Chương 1: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật
1.1. Các định nghĩa:
2
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến, nó chẳng qua là bộ môn khoa
học nghiên cứu những quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như
vậy phép biện chứng đã thừa nhận sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại
theo mối quan hệ phổ biến, chúng vận động, phát triển theo quy luật nhất định. Phép
biện chứng có nhiệm vụ phải chỉ ra những quy luật đó để định hướng cho con người
trong nhiệm vụ thực tiễn. Phép biện chứng có ba hình thức cơ bản trong quá trình phát
triển của triết học đó là: Phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm, phép
biện chứng duy vật .
Thời cổ đại, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển nên
các nhà triết học chỉ dựa vào cảm giác, vào cái nhìn trực tiếp để xem xét mọi vật. Phép
biện chứng này còn thiếu nhiều căn cứ khoa học do vậy mà nó đã bị phép siêu hình,
xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế. Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết
học Cantơ và hoàn thiện trong triết học của Hêghen. Tính chất duy tâm trong phép biện
chứng của Hêghen được thể hiện ở chỗ: Ông coi ý niệm tuyệt đối có trước và trong quá
trình vận động phát triển cuối cùng nó lại trở về với chính mình trong tinh thần. Kế
thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó Mác và Anghen đã
sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng. Phép biện chứng duy
vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lí, những phạm trù cơ sở,
những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lí về
mối liên hệ phổ biến là một trong những nguyên lí khái qu ...