Danh mục

Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về việc nâng cao hiệu quả đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn và khảo sát ý kiến 50 doanh nghiệp về mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 1-9 Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Nguyễn Đăng Minh* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Nâng cao hiệu quả đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn và khảo sát ý kiến 50 doanh nghiệp về mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu doanh nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên ba nhóm kỹ năng bao gồm: nhóm kỹ năng kỹ thuật, nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng xã hội và hành vi. Từ kết qủa khảo sát, tác giả nhận định rằng: kỹ năng của sinh viên hiện nay ở mức thấp so với yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm kỹ năng xã hội và hành vi. Từ đó, trên cơ sở phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, bài viết đề xuất mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Từ khóa: Đào tạo, tự đào tạo, kỹ năng của sinh viên, Tâm thế. 1. Giới thiệu  người thất nghiệp trong độ tuổi lao động vào quý IV năm 2016 là 1.100.000 người, trong đó, số lượng người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 218.000 chiếm đến gần 20%. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam lại đang phải đối mặt với một khó khăn lớn, đó là tình trạng “Thiếu hụt người lao động có tay nghề” hay “Thiếu hụt kỹ năng”. Có thể những nhận định, những con số nêu trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cụ thể hơn nữa là đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vẫn luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa lý luận đối với thực tiễn Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Xây dựng Một lực lượng lao động có kỹ năng là chìa khóa thành công trong chuyển đổi kinh tế và xã hội ở Việt Nam [1]. Để tạo ra nguồn lao động có kỹ năng, giáo dục đại học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đại học hiện nay đang ở mức thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước [2]. Chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhiều kiến thức và kỹ năng mà thị trường đặt ra vẫn chưa được thỏa mãn [3].Tổng cục thống kê [4] đã thống kê số lượng _______  ĐT.: 84-24-37547506 (705). Email: dangminhck@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4143 1 2 N.Đ. Minh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 1-9 mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo kỹ năng trong trường đại học Việt Nam, giúp sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ các kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã tập trung nghiên cứu và phân tích: (i) Thực trạng kĩ năng của sinh viên sau khi ra trường dưới sự đánh giá của doanh nghiệp; (ii) Tìm ra vấn đề đang tồn tại trong việc đào tạo kỹ năng cho sinh viên trong trường đại hoc, đồng thời tìm ra nguyên nhân cốt lõi tạo ra các vấn đề trên; (iii) nghiên cứu và đề xuất mô hình đào tạo và tự đào tạo kĩ năng cho sinh viên đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Đánh giá chất lượng đại học theo quan điểm của người sử dụng lao động Đánh giá chất lượng đại học theo quan điểm của người sử dụng lao động được rất nhiều tổ chức nghiên cứu, học giả trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Murray và Robinson đã chỉ ra 3 nhóm ký năng mà người sử dụng lao động yêu cầu một sinh viên tốt nghiệp cần có, đó là (i) kỹ năng học thuật, (ii) kỹ năng phát triển cá nhân và (iii) kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp [5]. Harvey và Green đã chia các kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp cần có thành năm nhóm: (i) kiến thức, (ii) năng lực tư duy, (iii) khả năng làm việc trong tổ chức hiện đại, (iv) kỹ năng giao tiếp liên cá nhân và (v) kỹ năng thông tin [6]. Bên cạnh đó, việc cụ thể hóa các kỹ năng cần có để một sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cũng đã được các học giả nghiên cứu chuyên sâu ([7-9]) Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, kết hợp với việc tham vấn ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp- những người trực tiếp sử dụng nguồn lao động là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng đại học theo quan điểm của người sử dụng lao động thông qua 3 nhóm kỹ năng chính sau: (i) Kỹ năng kỹ thuật: nhóm kỹ năng phản ánh năng lực chuyên môn, bao gồm: Kiến thức lý thuyết chuyên ngành; Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế; Ngoại ngữ và Tin học. (ii) Kỹ năng nhận thức: nhóm kỹ năng phản ánh khả năng giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp, bao gồm: Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo; Kỹ năng phân tích, tự học; Hiểu biết về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. (iii) Kỹ năng xã hội và hành vi: nhóm kỹ năng sử dụng trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội và kỹ năng sống, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng đàm phán; Đạo đức, nghề nghiệp; Làm chủ trong công việc; Tính kỷ luật trong công việc; Lắng nghe và học hỏi từ lời phê bình; Khả năng chịu áp lực công việc; Tham gia vào các hoạt động chung của doanh nghiệp. 2.2. Tâm thế - Phạm trù quản trị con người Tâm thế là một phạm trù quản trị, được tác giả Nguyễn Đăng Minh nghiên cứu và trình bày trong công trình nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: