Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững khu vực ven biển tỉnh Phú Yên
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 720.27 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dựa trên sơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực, tập quán canh tác của người dân, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với từng tiểu vùng ven biển bao gồm các mô hình: (1) Vườn nhà - rừng - chăn nuôi bò - trồng cây dược liệu; (2) Vườn nhà - ruộng lúa - cây hoa màu và rau quả; (3) Vườn nhà - cây công nghiệp - ao, đầm nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững khu vực ven biển tỉnh Phú Yên XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN LÊ ĐỒNG QUANG Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Tây Ninh NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên nằm trải dài theo đường bờ biển, bao gồm: huyện Đông Hòa, Tp.Tuy Hòa, huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Nơi đây có sự phân hóa tự nhiên phức tạp, phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Nguyên nhân chính là do việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế (đặc biệt là ngành nông - lâm - thủy sản) chưa được xem xét một cách khoa học từ sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên do vậy mà hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Dựa trên sơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực, tập quán canh tác của người dân, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với từng tiểu vùng ven biển bao gồm các mô hình: (1) Vườn nhà - rừng - chăn nuôi bò - trồng cây dược liệu; (2) Vườn nhà - ruộng lúa - cây hoa màu và rau quả; (3) Vườn nhà - cây công nghiệp - ao, đầm nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái. Từ khóa: Mô hình, kinh tế sinh thái, phát triển bền vững; khu vực ven biển 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km, bắt đầu từ Đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu) đến Vũng Rô (huyện Đông Hoà). Nơi đây có nhiều thuỷ vực với hệ sinh thái ven bờ khá đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, xây dựng bến cảng; có khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài ra, đây cũng là khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản có thể khai thác phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và các ngành kinh tế khác. Cấu trúc địa chất với sự có mặt các hệ tầng từ Proterozoi đến Đệ tứ với nhiều hệ tầng khác nhau, phân bố rộng rãi theo không gian trên toàn lãnh thổ. Địa hình kiểu núi uốn nếp nâng lên nên có độ cao thuộc dạng trung bình. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt khá phức tạp, độ cao từ 400 đến 500m, độ dốc vùng núi biến động lớn, tập trung ở khu vực phía Nam Đông Hòa và phía Tây Sông Cầu [4]. Kiểu đồng bằng phù sa do sông bồi đắp và phù sa trên cát, với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch không lớn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tuy Hòa. Kiểu đồng bằng cồn cát ven biển, tập trung ở khu vực phía Đông Sông Cầu và phía Đông Tuy An. Kiểu đồi núi xen gò đồi với nhiều núi nhỏ nằm rải rác ở khu vực trung tâm của vùng, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc Tuy Hòa và phía Tây Nam Tuy An. Khu vực nghiên cứu nằm sát biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, tỉnh lộ 645 nối Đắc Lắc, phía Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 108-116 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG... 109 Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hoà… Vì vậy, đây là khu vực có nhiều thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với các tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời trở thành cửa ngõ hướng ra biển Đông của Tây Nguyên và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn, sự phát triển của các ngành kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do đó, việc nhận biết ranh giới các tiểu vùng sinh thái, xác định những tiềm năng, ưu thế đối với các loại hình sản xuất nông - lâm - nghiệp để xác lập được các mô hình kinh tế sinh thái bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho người dân là việc làm cần thiết. Hình 1. Sơ đồ khu vực ven biển tỉnh Phú Yên 2. PHÂN VÙNG CÁC TIỂU VÙNG SINH THÁI KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Cơ sở khoa học của phân vùng sinh thái tự nhiên Theo Fedina: “Phân vùng địa lý tự nhiên là phân chia bề mặt quả đất hay một vùng lãnh thổ sao cho các vùng được phân chia (các địa tổng thể tự nhiên) phải giữ được 110 LÊ ĐỒNG QUANG – NGUYỄN HOÀNG SƠN tính toàn vẹn lãnh thổ, phải giữ được tính thống nhất nội tại xuất phát từ sự thống nhất về lịch sử phát triển, vị trí địa lý, các quá trình địa lý và sự gắn bó về mặt lãnh thổ của các bộ phận cấu tạo riêng biệt” [1]. Một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với bất cứ nhà khoa học nào khi tiến hành phân vùng tự nhiên đó là phải xác định được các nguyên tắc phân vùng, bao gồm: Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc đồng nhất tương đối; Nguyên tắc tổng hợp; Nguyên tắc phát sinh; và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ [6]. 2.2. Phương pháp phân vùng Do địa tổng thể tự nhiên có tính đồng nhất tương đối nên trong phân vùng tự nhiên có hai cách thực hiện: - Phân vùng từ trên xuống: Dựa vào sự phân hóa để chia cấp lớn thành các đơn vị cấp nhỏ. - Phân vùng từ dưới lên: Xét những đặc trưng cơ bản, tương đồng của các địa tổng thể cấp nhỏ gộp lại thành một đơn vị cấp lớn hơn. Dựa vào quá trình phân chia tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thực hiện cách phân vùng từ trên xuống. Vận dụng phương pháp luận ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững khu vực ven biển tỉnh Phú Yên XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN LÊ ĐỒNG QUANG Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Tây Ninh NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên nằm trải dài theo đường bờ biển, bao gồm: huyện Đông Hòa, Tp.Tuy Hòa, huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Nơi đây có sự phân hóa tự nhiên phức tạp, phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Nguyên nhân chính là do việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế (đặc biệt là ngành nông - lâm - thủy sản) chưa được xem xét một cách khoa học từ sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên do vậy mà hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Dựa trên sơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực, tập quán canh tác của người dân, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với từng tiểu vùng ven biển bao gồm các mô hình: (1) Vườn nhà - rừng - chăn nuôi bò - trồng cây dược liệu; (2) Vườn nhà - ruộng lúa - cây hoa màu và rau quả; (3) Vườn nhà - cây công nghiệp - ao, đầm nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái. Từ khóa: Mô hình, kinh tế sinh thái, phát triển bền vững; khu vực ven biển 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km, bắt đầu từ Đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu) đến Vũng Rô (huyện Đông Hoà). Nơi đây có nhiều thuỷ vực với hệ sinh thái ven bờ khá đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, xây dựng bến cảng; có khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài ra, đây cũng là khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản có thể khai thác phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và các ngành kinh tế khác. Cấu trúc địa chất với sự có mặt các hệ tầng từ Proterozoi đến Đệ tứ với nhiều hệ tầng khác nhau, phân bố rộng rãi theo không gian trên toàn lãnh thổ. Địa hình kiểu núi uốn nếp nâng lên nên có độ cao thuộc dạng trung bình. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt khá phức tạp, độ cao từ 400 đến 500m, độ dốc vùng núi biến động lớn, tập trung ở khu vực phía Nam Đông Hòa và phía Tây Sông Cầu [4]. Kiểu đồng bằng phù sa do sông bồi đắp và phù sa trên cát, với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch không lớn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tuy Hòa. Kiểu đồng bằng cồn cát ven biển, tập trung ở khu vực phía Đông Sông Cầu và phía Đông Tuy An. Kiểu đồi núi xen gò đồi với nhiều núi nhỏ nằm rải rác ở khu vực trung tâm của vùng, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc Tuy Hòa và phía Tây Nam Tuy An. Khu vực nghiên cứu nằm sát biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, tỉnh lộ 645 nối Đắc Lắc, phía Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 108-116 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG... 109 Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hoà… Vì vậy, đây là khu vực có nhiều thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với các tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời trở thành cửa ngõ hướng ra biển Đông của Tây Nguyên và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn, sự phát triển của các ngành kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do đó, việc nhận biết ranh giới các tiểu vùng sinh thái, xác định những tiềm năng, ưu thế đối với các loại hình sản xuất nông - lâm - nghiệp để xác lập được các mô hình kinh tế sinh thái bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho người dân là việc làm cần thiết. Hình 1. Sơ đồ khu vực ven biển tỉnh Phú Yên 2. PHÂN VÙNG CÁC TIỂU VÙNG SINH THÁI KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Cơ sở khoa học của phân vùng sinh thái tự nhiên Theo Fedina: “Phân vùng địa lý tự nhiên là phân chia bề mặt quả đất hay một vùng lãnh thổ sao cho các vùng được phân chia (các địa tổng thể tự nhiên) phải giữ được 110 LÊ ĐỒNG QUANG – NGUYỄN HOÀNG SƠN tính toàn vẹn lãnh thổ, phải giữ được tính thống nhất nội tại xuất phát từ sự thống nhất về lịch sử phát triển, vị trí địa lý, các quá trình địa lý và sự gắn bó về mặt lãnh thổ của các bộ phận cấu tạo riêng biệt” [1]. Một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với bất cứ nhà khoa học nào khi tiến hành phân vùng tự nhiên đó là phải xác định được các nguyên tắc phân vùng, bao gồm: Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc đồng nhất tương đối; Nguyên tắc tổng hợp; Nguyên tắc phát sinh; và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ [6]. 2.2. Phương pháp phân vùng Do địa tổng thể tự nhiên có tính đồng nhất tương đối nên trong phân vùng tự nhiên có hai cách thực hiện: - Phân vùng từ trên xuống: Dựa vào sự phân hóa để chia cấp lớn thành các đơn vị cấp nhỏ. - Phân vùng từ dưới lên: Xét những đặc trưng cơ bản, tương đồng của các địa tổng thể cấp nhỏ gộp lại thành một đơn vị cấp lớn hơn. Dựa vào quá trình phân chia tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thực hiện cách phân vùng từ trên xuống. Vận dụng phương pháp luận ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái Mô hình kinh tế sinh thái Kinh tế sinh thái Phát triển bền vững Khu vực ven biểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 348 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 319 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 210 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0