Danh mục

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu (Tam thất, Đương quy, Cát cánh) theo hướng GACP-WHO nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá và H'Mông trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 862.02 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu (Tam thất bắc, Đương quy nhật bản và Cát cánh) theo hướng GACP - WHO nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá và H’Mông trên địa bàn huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu (Tam thất, Đương quy, Cát cánh) theo hướng GACP-WHO nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá và H’Mông trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào CaiThông tin chungTên Dự án: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ câydược liệu (Tam thất, Đương quy, Cát cánh) theo hướng GACP-WHO nhằm nâng caothu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá và H’Mông trên địa bàn huyệnBắc Hà, tỉnh Lào Cai.Thời gian thực hiện: 11/2019-03/2021Cơ quan chủ trì: Công ty cổ phần VietRAP Đầu tư Thương mạiChủ nhiệm dự án: ThS. Nguyễn Thị HươngĐTDĐ: 0968729269 Email: huong83bm@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những nội dung quan trọng của tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp làchuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ để thúc đẩy ngànhtrồng trọt phát triển theo hướng hàng hóa lớn, có khả năng canh tranh, có giá trị gia tăng(GTGT) cao và bền vững. Việt Nam là nước có tiềm năng to lớn, có thể trở thành mộtcường quốc về dược liệu, trong khi nhu cầu sử dụng dược liệu để phòng và chữa bệnhngày càng tăng nhanh, kể cả trong nước và thế giới. Theo thống kê của WHO, ở TrungQuốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (năm 2008, tăng trưởng hàngnăm đạt trên 20%); Mỹ đạt 17 tỷ USD (2005); Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006); Hàn Quốc250 triệu USD (2007)… Tính chung toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệuước đạt trên 820 tỷ USD. Tại Việt Nam, ngành dược hàng năm sử dụng khoảng 60.000tấn dược liệu các loại. Nhu cầu ngày ngày càng tăng theo xu thế chung của thế giới vàđịnh hướng phát triển ngành dược liệu nước ta đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng hóa làmột hướng đi đúng đắn của ngành trồng trọt, có thể áp dụng cho nhiều địa phương trongcả nước. Một mặt, việc chuyển đổi này góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng cho ngànhnông nghiệp, nâng cao GTGT, tăng thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc. Mặt khác, phát triển cây dược liệu là giải pháp tất yếu và cấp báchđể giải pháp các vấn đề lớn hiện nay của ngành Dược Việt Nam. Tuy nhiên, việc chuyểnđổi, phát triển tập trung cây dược liệu như một ngành hàng có hiệu quả cao và bền vữngđòi hỏi phải có sự đồng bộ của tất cả các thành tố, như hệ thống thể chế chính sách, quyhoạch, kế hoạch, căn cứ khoa học và công nghệ (KHCN), tổ chức sản xuất (SX) và trìnhđộ nguồn nhân lực… Lâu nay ở nước ta có nhiều mô hình trồng dược liệu của nông dânmang lại giá trị kinh tế tới hàng trăm triệu đồng/ha, cao hơn nhiều lần so với nhiều loạicây trồng khác, nhưng còn chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế thực sự của dược liệu, sựphát triển còn cầm chừng, còn kém bền vững. Mà nguyên nhân chính là thói quen “ănxổi”, chặt tận gốc, tróc tận rễ của người sản xuất; là quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu 544tổ chức, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; còn thiếu các quy trình công nghệ tiến bộ đảmbảo tăng năng suất, chất lượng và thời gian bảo quản của dược liệu…Công ty Cổ phần VietRAP đầu tư thương mại (gọi tắt là CTy VietRAP) là một doanhnghiệp đã và đang phát triển có hiệu quả cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh miền núi phíaBắc trong đó có tỉnh Lào Cai, đồng thời có mối liên kết với nhiều đơn vị khoa học côngnghệ và doanh nghiệp trong ngành dược liệu, có tham vọng tiếp tục phát triển cây dượcliệu ở Việt Nam.Để giúp cho tỉnh Lào Cai phát huy tốt hơn lợi thế vốn có, khắc phục được những hạn chế,yếu kém trong sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu, đồng thời làm mô hình điểm để nhân rộngcho cả nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chương trình Khoa học và Công nghệ phụcvụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 đã giao cho Công ty cổ phần VietRAPĐầu tư Thương mại triển khai thực hiện Dự án Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chếbiến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu (Tam thất, Đương quy, Cát cánh ) theo hướngGACP-WHO nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá vàH’Mông trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.. Đây là nhiệm vụ KHCN rất cấp báchvà có ý nghĩa thực tiễn.2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN2.1. Mục tiêu chung -Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ câydược liệu (Tam thất bắc, Đương quy nhật bản và Cát cánh) theo hướng GACP - WHO nhằmnâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc Phù Lá và H’Mông trên địa bànhuyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. - Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thuhoạch cho người dân và giúp người dân tiếp nhận để ứng dụng được các quy trình côngnghệ nhân giống, sản xuất và thu hoạch sơ chế cây dược liệu Tam thất bắc, Đương quy NhậtBản và Cát cánh vào thực tế sản xuất. -Tạo mô hình thực tiễn và mô hình liên kết có tính nhân rộng về chuyển đổi cơ cấusản xuất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: