Danh mục

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.25 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày việc xây dựng mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hạt giống lúa thuần có phẩm cấp cho sản xuất nhằm nâng diện tích sử dụng hạt giống có phẩm cấp trong sản suất góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao kỹ năng sản xuất hạt giống và nhận thức về việc sử dụng giống lúa xác nhận cho người nông dân vùng ĐBSCL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA THUẦN CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ SẢN XUẤT LÚA HÀNG HÓA TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đoàn Mạnh Tường Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Tóm tắt: ĐBSCL hàng năm cần khoảng 400 ngàn tấn giống lúa xác nhận để phục vụ cho sản xuất lúa hàng hóa của toàn vùng. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống chất lượng chỉ chiếm khoảng 30% còn lại 70% nhu cầu giống lúa là do nông dân tự trao đổi. Vì vậy việc cần thiết là xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao. Qua ba năm thực hiện mô hình liên kết kết quả xây dựng với 30 mô hình với 1680 lượt người tham gia mô hình. Quy mô diện tích triển khai trong ba năm đã đạt được 2.329 ha. Tổng sản lượng lúa giống các đơn vị tham gia mô hình liên kết đã sản xuất và cung cấp là 12.580 tấn giống các loại. Số lượng giống lúa từ mô hình liên kết hạt giống lúa thuần chất lượng đã góp phần làm tăng diện tích sử dụng giống lúa xác nhận ở ĐBSCL từ 30% lên 50% diện tích sản xuất lúa hàng hóa ở ĐBSCL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa là cây lương thực chiếm vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của các tỉnh ĐBSCL. Năng suất lúa trong những năm qua không ngừng cải thiện, một số tỉnh trong vùng đã đạt được năng suất bình quân 10 tấn/ha/năm. ÐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, có thế mạnh lớn trong sản xuất lúa gạo so của cả nước. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng hiệu quả khoa học và công nghệ (KH-CN) vào sản xuất nông nghiệp, toàn vùng đã có bước phát triển vượt bậc so với các vùng, miền khác trong cả nước. Không những tăng nhanh về sản lượng, mà chất lượng lúa gạo ở vùng này không ngừng tăng lên. Tuy nhiên những năm qua, giống lúa sử dụng không đạt phẩm cấp còn cao, trên 70% lúa giống do nông dân tự trao đổi. Nhiều nơi, nông dân vẫn còn giữ thói quen lấy lúa thịt để làm giống. Vì vậy, một số giống lúa sử dụng qua nhiều năm đã trở nên thoái hóa, lẫn tạp, nhiễm sâu bệnh nặng, năng suất thấp, kéo theo chất lượng gạo không đạt. ĐBSCL cần khoảng 400 ngàn tấn giống lúa xác nhận, nhưng nguồn giống từ các viện, trường, trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, tư nhân sản xuất lúa giống đảm bảo chất lượng khoảng dưới 10%; như vậy khoảng 70% hạt giống sản xuất vẫn chưa được cung ứng theo tiêu chuẩn quốc gia. Chính vì lý do cho thấy cần 88 thiết phải xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tài vùng ĐBSCL. 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI 2.1. Mục tiêu Xây dựng mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hạt giống lúa thuần có phẩm cấp cho sản xuất nhằm nâng diện tích sử dụng hạt giống có phẩm cấp trong sản suất góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao kỹ năng sản xuất hạt giống và nhận thức về việc sử dụng giống lúa xác nhận cho người nông dân vùng ĐBSCL. Hình thành mối liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa để tạo thành vùng, tổ liên kết chuyên sản xuất giống, nguồn cung cấp giống ổn định, chất lượng cho sản xuất nhằm tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cho sản xuất đại trà. 2.2. Phương pháp triển khai Lựa chọn các nông hộ tham gia mô hình và các mô hình của dự án phải đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất và nhân giống lúa cấp độ xác nhận; Đào tạo tập huấn gắn với mô hình giúp nông dân hiểu biết cặn kẽ lý thuyết của quy trình sản xuất hạt giống và được thực hành một số khâu trong quá trình sản xuất như: loại bỏ hạt bệnh trong xử lý hạt giống; gieo mạ sân; cấy lúa 1 tép (hoặc gieo hàng); hạn chế sự lẫn tạp hạt cỏ dại trong hạt giống trong quá trình sản xuất cũng như trước và sau thu hoạch; phòng trừ sâu bệnh nâng cao sức khỏe hạt giống; khử lẫn trước khi thu hoạch; bảo quản đóng gói trong quá trình chế biến hạt giống… Sử dụng hạt giống Nguyên chủng do Viện lúa ĐBSCL hoặc cơ sở sản xuất giống được sự cho phép của Bộ NN&PTNT cho phép cung cấp; loại giống phải thích hợp với vùng và mùa vụ gieo trồng, có tính kháng về sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu và đạo ôn, năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Qui trình sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật kết hợp “1 phải 5 giảm” , “3 giảm 3 tăng” và qui trình kỹ thuật sản xuất hạt giống cấp xác nhận (10TCN:395-2006). Chuẩn bị đất tốt, các ruộng sản xuất giống phải được san ủi cho bằng phẳng và chủ động tưới tiêu; Mật độ và phương pháp gieo sạ phù hợp, loại bỏ những hạt bị bệnh trong xử lý hạt giống; Làm sạch các loại cỏ dại đặc biệt là các loài cỏ dại có cùng thời gian sinh trưởng sẽ gây nhiễm lẫn tạp hạt cỏ trong hạt giống. Bón phân tưới nước đầy đủ, cân đối hợp lí. Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa: QCVN 01-54: 2011/TTBNNPTNT; Phương pháp kiểm định đồng ruộng giống cây trồng và phương 89 pháp kiểm tra tính đúng giống, độ thuần giống trên Ô thí nghiệm đồng ruộng: 10TCN 342-2003; Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT, Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Tổ chức tham quan hội thảo 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diện tích, sản lượng thực hiện từ mô hình liên kết Nhằm đáp ứng nhu cầu giống lúa chất lượng phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại vùng ĐBSCL. Bên cạnh công tác sản xuất trong Viện, đơn vị cũng đã hợp tác sản xuất với các bên ngoài, nhằm hình thành những vệ tinh cung cấp nguyên liệu cho Viện đảm bảo nguồn cung và yêu cầu của sản xuất của toàn vùng ĐBSCL cũng như vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như: Hợp tác nhân ...

Tài liệu được xem nhiều: