Danh mục

Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 821.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc nâng cao được thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% số hộ tham gia dự án không còn hộ nghèo thông qua xây dựng các mô hình nông dân và doanh nghiệp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn thuộc xã điểm nông thôn mới huyện Kim Động, Hưng Yên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 Cơ quan chủ trì: Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện KHTL Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Phạm Đình Kiên ĐTDĐ: 0912 003 136; Email: kienphamdinh@gmail.com 1. Đặt vấn đề Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm, nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù với từng sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh cũng đã phần nào phát huy được tiềm năng thế mạnh, nhưng trong quá trình sản xuất nông sản của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, khó khăn nhất định: Nông dân thiếu thông tin, thiếu những mô hình sản xuất tiên tiến; liên kết “4 nhà” vẫn còn tồn tại nhiều bất cập; công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản còn lạc hậu, cần nhiều lao động; sản phẩm, thị trường xuất khẩu không ổn định,...đất đai còn manh mún,...vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hoá, sự hình thành các khu công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung, đòi hỏi tiêu dùng nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất ngày càng thu hẹp dần. Quá trình tích tụ ruộng đất đang diễn ra tại Hưng yên rất cần có các mô hình sản xuất dưới dạng hợp tác xã, doanh nghiệp để tạo điều kiện áp dụng được công nghệ cao, làm mẫu để phát triển ra toàn tỉnh; So với các huyện trong tỉnh, huyện Kim Động có vị trí tương đối thuận lợi, với hệ thống giao thông quốc gia chạy qua, nằm không xa các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn, các thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giao lưu kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xă hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Động tăng khá cao, đặc biệt tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các trung tâm cụm xã tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa các trung tâm kinh tế - xã hội mang tính trọng điểm, điều phối cho các vùng miền trong huyện. 1007 Xã Phú Thịnh có vị trí địa lý khá thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội (có tuyến đường huyện 208 chạy qua). Địa hình bằng phẳng, gần sông Hồng nên đất đai màu mỡ, bên cạnh đó còn có đất vàn trũng nên có lợi thế phát triển các mô hình sản xuất: trồng rau an toàn; chuyên lúa năng suất cao; lúa - cá - vịt; nuôi trồng thủy sản; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc tập trung; lợn nái xa khu dân cư và phát triển các đàn trâu, bò… Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,59%, nông dân trong xã đã có kinh nghiệm trồng lúa nước và cây rau màu, đặc biệt là cây dưa chuột với diện tích 30,55 ha. Dự án được thực hiện sẽ có bước tiến trong việc thay đổi nhận thức về Phương pháp tưới, thay đổi phương pháp canh tác, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm phát thải khí nhà kính. Có tính đại diện rất khác so với sản xuất truyền thống của khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay Để thực hiện thắng lợi chủ trương Nghị quyết 26-NQ/T.Ư và Nghị quyết số 05 ngày 25/10/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh về Chương trình nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách từ khoa học vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, xã hội hoá công nghệ cao trong nông nghiệp, từ đó tạo môi trường thuận lợi tranh thủ được các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài cho tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, dự án “Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí xanh, bí đỏ) tại xã điểm xây dựng nông thôn mới Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên” được xây dựng là hết sức cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng yên nói chung, đồng thời đóng góp cho quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Phú Thịnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao được thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% số hộ tham gia dự án không còn hộ nghèo thông qua xây dựng các mô hình nông dân và doanh nghiệp ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tại các vùng sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn thuộc xã điểm nông thôn mới huyện Kim Động, Hưng Yên.- 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng thành công mô hình áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao quy mô 50 ha/vụ, đạt năng suất bình quân trên 5,5 tấn/ha/vụ, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 15%, giảm lượng phát thải khí nhà kính 15-20%, thu nhập của nông dân tăng 20% trở lên so với ngoài mô hình; 1008 - Xây dựng thành công 02 mô hình sản xuất, tiêu thụ RAT (dưa chuột, rau cải cao cấp, bí đỏ) theo tiêu chuẩn VietGAP, đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với ngoài mô hình, trong đó: 01 mô hình sản xuất ngoài đồng có hệ thống tưới, tiêu phù hợp quy mô 5 ha; và 01 mô hình sản xuất trong nhà lưới quy mô 0,5 ha; - 100% số hộ dân tham gia dự án không còn hộ nghèo; - Tập huấn, đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: