Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.26 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày việc xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo và nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước ở vùng cao núi đá Tây Bắc. Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật trong công tác quản lý công trình Hồ treo, góp phần đạt hiệu quả cấp nước và đảm bảo tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch hướng tới hoàn thành mục tiêu số 17.1 của tiêu chí số 17 về môi trường của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc Thông tin chung Tên Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc. Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018 đến tháng 12/2019 Cơ quan chủ trì: Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cấp nước và vệ sinh môi trường – Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lương Văn Anh ĐTDĐ: Email: TÓM TẮT Hiện nay, các hồ treo được xây dựng tại các tỉnh miền núi phía Bắc mang lại hiệu quả đầu tư, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, cũng như nâng cao chất lượng đời sống của bà con khu vực khó khăn. Hà Giang là một tỉnh miền núi có 6 huyện nghèo với 4 huyện thuộc vùng cao núi đá (Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn) rất khó khăn về nguồn nước, đặc biệt vào các tháng mùa khô trong năm. Địa hình của 4 huyện bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt, nằm sâu so với khu dân cư sinh sống nên việc đi lại lấy nước của bà con rất khó khăn vất vả. Kết quả xây dựng mô hình đã ứng dụng công nghệ này được triển khai thực hiện xây dựng tại 4 hồ treo Sùa Cán Tỷ xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ, hồ treo Sủng Là xã Sủng Thài huyện Yên Minh, công trình chứa nước sinh hoạt Pải Lủng xã Pải Lủng huyện Mèo Vạc, Hồ chứa nước Ha Bua Đa xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, đại diện cho các hồ treo thuộc vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang. Các hồ treo được lựa chọn đã đảm bảo các tiêu chí như địa hình, mức độ tập trung dân cư, nhu cầu cấp thiết của người dân..., đáp ứng đủ không gian diện tích thuận lợi xây dựng, lắp đặt các hạng mục công nghệ (khoảng 50 -70m2). Ngoài ra, đã xây dựng hoàn thành, các hạng mục công nghệ hoạt động hỗ trợ và liên kết với nhau để đảm bảo tính bền vững của mô hình. Hệ thống thu nước được bố trí tại các sườn dốc, mái hồ bằng kênh dẫn kín dẫn về khu trữ sau khi qua bộ phận lược rác - ngăn cặn rồi chảy vào hố lọc sơ bộ. So với hiện trạng trước đây, dây chuyền công nghệ xử lý nước tại hồ treo được bổ sung thêm hạng mục bể lọc nhanh kết cấu bê tông cốt thép, trong quá trình lọc, dưới tác động của trọng lực, nước đi từ trên bề mặt lớp vật liệu lọc đi xuống. Trong khi đi qua không gian nhỏ hẹp giữa các hạt của vật liệu lọc, các tạp chất được loại bỏ. Nước tiếp tục đường đi thông qua lớp sỏi đỡ và được thu vào hệ thống ống thu nước chảy sang thiết bị thu nước sau lọc. Lớp vật liệu lọc bao gồm cát thạch anh, sỏi đỡ. Các lớp vật liệu lọc thường xuyên được làm sạch bằng quá trình rửa ngược. Tận dụng điều kiện chênh cao của địa hình có thể cho nước tự chảy vào bể lọc (có chứa phao chống tràn), tiết kiệm điện năng. 721 Mặt khác, để khắc phục một phần khó khăn cho người dân sống xa hồ treo có đủ nước sinh hoạt trong mùa thiếu nước cũng như đảm bảo mục tiêu nâng tỷ lệ người dân ở 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn tăng thêm 0,6% số người hưởng lợi được sử dụng nước hợp vệ sinh từ nguồn nước mưa. Ngoài ra còn thực hiện cung cấp và lắp đặt 30 thiết bị thu, trữ nước mưa (bể inox chứa nước mưa dung tích 10m3) tại chỗ để cấp nước sinh hoạt góp phần đảm bảo sự bền vững cho mô hình. Bể chứa nước mưa giúp giảm gánh nặng lấy nước cho các nhóm hộ sống xa hồ treo phải đi từ 1- 5km để lấy nước về dùng rất vất vả, mất nhiều công sức. Giải phóng sức lao động nhất là phụ nữ và trẻ em góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến lớp. Việc sử dụng thiết bị inox thu, trữ nước mưa tại khu dân cư sống xa hồ treo rất phù hợp vì vật liệu nhẹ, dễ vận chuyển, lắp đặt, bền, thị trường cung ứng phong phú, hiệu quả sử dụng cao. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các hồ treo được xây dựng tại các tỉnh miền núi phía Bắc mang lại hiệu quả đầu tư, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, cũng như nâng cao chất lượng đời sống của bà con khu vực khó khăn. Hà Giang là một tỉnh miền núi có 6 huyện nghèo với 4 huyện thuộc vùng cao núi đá (Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn) rất khó khăn về nguồn nước, đặc biệt vào các tháng mùa khô trong năm. Địa hình của 4 huyện bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt, nằm sâu so với khu dân cư sinh sống nên việc đi lại lấy nước của bà con rất khó khăn vất vả. Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp, ngành của tỉnh và sự hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh đã được đầu tư xây dựng 99 hồ treo với kinh phí hàng trăm tỷ đồng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong những tháng mùa khô của bà con. Trong đó các hồ treo được xây dựng có dung tích lớn như: Hồ treo Sùa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ với dung tích khoảng 8.000m3; hồ treo thôn Lao Xa xã Sủng Là với dung tích 5.680m3; hồ treo thôn Tìa Súng xã Sủng Trái 6.500m3; hồ chứa nước Ha Bua Đa, xã Thài Phìn Tủng với dung tích 10.000m3,... Các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc Thông tin chung Tên Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả hồ treo cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao núi đá Tây Bắc. Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018 đến tháng 12/2019 Cơ quan chủ trì: Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cấp nước và vệ sinh môi trường – Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lương Văn Anh ĐTDĐ: Email: TÓM TẮT Hiện nay, các hồ treo được xây dựng tại các tỉnh miền núi phía Bắc mang lại hiệu quả đầu tư, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, cũng như nâng cao chất lượng đời sống của bà con khu vực khó khăn. Hà Giang là một tỉnh miền núi có 6 huyện nghèo với 4 huyện thuộc vùng cao núi đá (Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn) rất khó khăn về nguồn nước, đặc biệt vào các tháng mùa khô trong năm. Địa hình của 4 huyện bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt, nằm sâu so với khu dân cư sinh sống nên việc đi lại lấy nước của bà con rất khó khăn vất vả. Kết quả xây dựng mô hình đã ứng dụng công nghệ này được triển khai thực hiện xây dựng tại 4 hồ treo Sùa Cán Tỷ xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ, hồ treo Sủng Là xã Sủng Thài huyện Yên Minh, công trình chứa nước sinh hoạt Pải Lủng xã Pải Lủng huyện Mèo Vạc, Hồ chứa nước Ha Bua Đa xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, đại diện cho các hồ treo thuộc vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang. Các hồ treo được lựa chọn đã đảm bảo các tiêu chí như địa hình, mức độ tập trung dân cư, nhu cầu cấp thiết của người dân..., đáp ứng đủ không gian diện tích thuận lợi xây dựng, lắp đặt các hạng mục công nghệ (khoảng 50 -70m2). Ngoài ra, đã xây dựng hoàn thành, các hạng mục công nghệ hoạt động hỗ trợ và liên kết với nhau để đảm bảo tính bền vững của mô hình. Hệ thống thu nước được bố trí tại các sườn dốc, mái hồ bằng kênh dẫn kín dẫn về khu trữ sau khi qua bộ phận lược rác - ngăn cặn rồi chảy vào hố lọc sơ bộ. So với hiện trạng trước đây, dây chuyền công nghệ xử lý nước tại hồ treo được bổ sung thêm hạng mục bể lọc nhanh kết cấu bê tông cốt thép, trong quá trình lọc, dưới tác động của trọng lực, nước đi từ trên bề mặt lớp vật liệu lọc đi xuống. Trong khi đi qua không gian nhỏ hẹp giữa các hạt của vật liệu lọc, các tạp chất được loại bỏ. Nước tiếp tục đường đi thông qua lớp sỏi đỡ và được thu vào hệ thống ống thu nước chảy sang thiết bị thu nước sau lọc. Lớp vật liệu lọc bao gồm cát thạch anh, sỏi đỡ. Các lớp vật liệu lọc thường xuyên được làm sạch bằng quá trình rửa ngược. Tận dụng điều kiện chênh cao của địa hình có thể cho nước tự chảy vào bể lọc (có chứa phao chống tràn), tiết kiệm điện năng. 721 Mặt khác, để khắc phục một phần khó khăn cho người dân sống xa hồ treo có đủ nước sinh hoạt trong mùa thiếu nước cũng như đảm bảo mục tiêu nâng tỷ lệ người dân ở 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn tăng thêm 0,6% số người hưởng lợi được sử dụng nước hợp vệ sinh từ nguồn nước mưa. Ngoài ra còn thực hiện cung cấp và lắp đặt 30 thiết bị thu, trữ nước mưa (bể inox chứa nước mưa dung tích 10m3) tại chỗ để cấp nước sinh hoạt góp phần đảm bảo sự bền vững cho mô hình. Bể chứa nước mưa giúp giảm gánh nặng lấy nước cho các nhóm hộ sống xa hồ treo phải đi từ 1- 5km để lấy nước về dùng rất vất vả, mất nhiều công sức. Giải phóng sức lao động nhất là phụ nữ và trẻ em góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến lớp. Việc sử dụng thiết bị inox thu, trữ nước mưa tại khu dân cư sống xa hồ treo rất phù hợp vì vật liệu nhẹ, dễ vận chuyển, lắp đặt, bền, thị trường cung ứng phong phú, hiệu quả sử dụng cao. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các hồ treo được xây dựng tại các tỉnh miền núi phía Bắc mang lại hiệu quả đầu tư, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, cũng như nâng cao chất lượng đời sống của bà con khu vực khó khăn. Hà Giang là một tỉnh miền núi có 6 huyện nghèo với 4 huyện thuộc vùng cao núi đá (Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn) rất khó khăn về nguồn nước, đặc biệt vào các tháng mùa khô trong năm. Địa hình của 4 huyện bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt, nằm sâu so với khu dân cư sinh sống nên việc đi lại lấy nước của bà con rất khó khăn vất vả. Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp, ngành của tỉnh và sự hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh đã được đầu tư xây dựng 99 hồ treo với kinh phí hàng trăm tỷ đồng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong những tháng mùa khô của bà con. Trong đó các hồ treo được xây dựng có dung tích lớn như: Hồ treo Sùa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ với dung tích khoảng 8.000m3; hồ treo thôn Lao Xa xã Sủng Là với dung tích 5.680m3; hồ treo thôn Tìa Súng xã Sủng Trái 6.500m3; hồ chứa nước Ha Bua Đa, xã Thài Phìn Tủng với dung tích 10.000m3,... Các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ kỹ thuật xử lý nước hồ treo Mô hình quản lý hồ treo Thiết kế cải tạo hồ treo Công nghệ lọc nước Quản lý chất lượng nướcTài liệu liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 77 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
39 trang 31 0 0 -
Đề cương học phần Quản lý chất lượng nước - ĐH Thủy Lợi
6 trang 22 0 0 -
Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
9 trang 22 0 0 -
Sử dụng luân trùng làm thức ăn cho cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bột
7 trang 20 0 0 -
Chương 5: Dinh dưỡng và các quá trình sinh học
27 trang 19 0 0 -
Sử dụng thuốc tím trong quản lý chất lượng nước
5 trang 17 0 0 -
Bài giảng Quản lý chất lượng nước
103 trang 17 0 0 -
Thực trạng quan trắc nước thải y tế tại một số bệnh viện tuyến Trung ương
4 trang 16 0 0 -
CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VEN BIỂN
13 trang 16 0 0