Danh mục

Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.08 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vận dụng những nhận thức mới về cấu trúc của môi trường văn hóa, bài viết trình bày đặc điểm môi trường văn hóa trong các cơ sở đào tạo giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, một số quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Từ đó, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n11.19 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 11, pp. 19-23 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Mai Thị Thuỳ Hương1 Tóm tắt. Vận dụng những nhận thức mới về cấu trúc của môi trường văn hóa, bài viết trình bày đặc điểm môi trường văn hóa trong các cơ sở đào tạo giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, một số quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Từ đó, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Từ khóa: Môi trường văn hóa, giáo dục đại học, phát triển bền vững.1. Đặt vấn đề Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam đã chỉ ra một trong các mục tiêu cụ thể để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đó là: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp vớibối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. . . ”. Xây dựng môitrường văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội không còn là chủ đề mới, tuy nhiên, cần khẳng định,phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN và hội nhập quốc tế. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bởi vì nó được thựchiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu. Ba lực lượng giáodục là gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội, trong đó nhà trường có vai trò, vị trí vô cùng quan trọngtrong việc thực hiện mục đích, nội dung giáo dục bằng các phương pháp khoa học có tác động mạnh nhấtgiúp cho học sinh hình thành năng lực ngăn ngừa, đấu tranh với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trườnghoặc di truyền bẩm sinh” [9, tr.50] Có thể thấy, quá trình giáo dục nhân cách trong nhà trường không tiến hành đại trà, cảm tính mà với mỗiđối tượng lại được thực hiện với mục tiêu cụ thể, với cách thức tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt cụ thể, nhằm đạtđược mục tiêu đề ra. Vì thế, khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phải tính đến vai trò vô cùng quan trọng của nhà trường. Nhiệmvụ xây dựng môi trường văn hóa trong trường học phải được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm.2. Đặc điểm môi trường văn hóa trong các cơ sở đào tạo giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp Trong các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay, các cơ sở đào tạo giáodục đại học và giáo dục nghề nghiệp (hay còn gọi là các trường đại học, cao đẳng), theo chúng tôi, là nhàtrường lâu nay chưa chú trọng nhiều đến xây dựng môi trường văn hóa. Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thaoNgày nhận bài: 03/10/2022. Ngày nhận đăng: 25/11/2022.1 Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Name-mail: maihuong_vhnt@yahoo.com 19Mai Thị Thuỳ Hương JEM., Vol. 14 (2022), No. 11.và Du lịch về việc tổng kết 05 năm thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lốisống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” cũng chỉ ra những hạn chế: “Hệ giá trịvới các chuẩn mực cụ thể về đạo đức, lối sống chưa được tập trung xây dựng; những giá trị mới hình thànhchưa bền vững nên chưa có tác động tích cực đới với định hướng giá trị nhân cách con người. Sự phối hợpgiữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống chưa đồng bộ; chưa kết hợp tốt giữagiáo dục đạo đức và pháp luật”. Bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận: “Giáo dục đạo đức, lốisống, kỷ cương quản lý trường, lớp ở nhiều nơi còn buông lỏng. Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm đạođức. lối sống, an toàn trường học, vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, còn xảy ra ở một số địa phương,cơ sở giáo dục gây bức xúc trong dư luận xã hội” [2] Điều này đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những lý do từ sự khác biệt của môi trường giáo dục.So với giáo dục ở các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, môi trường giáo dục trong trường đạihọc có những khác biệt sau: - Trường đại học, cao đẳng chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức chuyên ngành nhiều hơn là giáo dụcđạo đức, nhân cách, lối sống cho sinh viên. Đây là đặc thù chung của giáo dục bậc đại học, nơi sinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: