Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Những tác động từ truyền thống và hiện tại
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 236.28 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết khái quát sự hình thành và phát triển quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; phân tích, làm rõ những tác động của truyền thống và hiện tại và đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Những tác động từ truyền thống và hiện tại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 3 (2016) 22-35 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Những tác động từ truyền thống và hiện tại Đỗ Đức Minh*, Trịnh Thị Dung Ban Thanh tra và Pháp chế, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết khái quát sự hình thành và phát triển quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; phân tích, làm rõ những tác động của truyền thống và hiện tại và đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, Xã hội chủ nghĩa, Truyền thống, Hiện tại. phân quyền (không có quyền lực độc đoán, phân lập các quyền lực nhà nước theo các chức năng hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp) và bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội (viết tắt là QLNN, 1 QLXH) . Qua từng thời kỳ tư tưởng đó có những bước tiến mới thể hiện sự phát triển tư duy nhân loại về trình độ tổ chức QLXH, phản ánh nguyện vọng khát khao của con người sinh ra vốn có quyền tự do, bình đẳng; có quyền làm chủ bản thân và làm chủ đời sống xã hội. Với tư cách là học thuyết về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, tinh hoa của nhân loại có nguồn gốc từ thời cổ đại, NNPQ có thể được áp dụng ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về văn hóa, chính trị, tư tưởng - pháp lý, truyền thống dân tộc. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò, chức năng to lớn của mô hình NNPQ trong quá trình phát triển của từng quốc gia - dân tộc. Xây dựng NNPQ được coi là 1. Sự hình thành tư tưởng và phát triển quan điểm về Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa∗ Là một giá trị hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý, tư tưởng Nhà nước pháp quyền (viết tắt là NNPQ) đã được nhân loại thử nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ, ngày càng được bổ sung nội hàm mới phát triển thành học thuyết. Đến thời đại cách mạng tư sản mô hình NNPQ đã trở thành hiện thực ở nhiều nước phương Tây và là hình thức phổ biến trong thế giới đương đại. Tư tưởng về NNPQ đối lập với sự chuyên quyền, độc đoán, áp bức Nhân dân của các chế độ đương thời, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa một bên là NNPQ (dựa vào pháp luật để hành động) và một bên là xã hội công dân (bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật). Những yếu tố trung tâm, cốt lõi lịch sử của ý tưởng về NNPQ là: sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ nhân quyền và _______ _______ 1 Dưới góc độ quản lý, Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; trong đó, các cá nhân, tập thể, tổ chức và cơ quan công quyền đều phải tuân thủ pháp luật. ∗ ĐT.: 84-4-37547670 Email: minhdd@vnu.edu.vn 22 Đ.Đ. Minh, T.T. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 3 (2016) 22-35 “chìa khóa” để giải quyết nhiều vấn đề cốt yếu liên quan đến đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng của các quốc gia - dân tộc hiện nay. “Tư tưởng và học thuyết NNPQ hiện đại của phương Tây được truyền bá vào Việt Nam từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam” [1]. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người khởi xướng những quan điểm về NNPQ của dân, do dân, vì dân gắn với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 đã thể hiện tinh thần xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhưng ngay sau khi giành được độc lập, nước ta lại rơi vào hoàn cảnh chiến tranh, đồng thời do nhận thức khác nhau cùng với những định kiến sai lầm trong quan niệm về pháp quyền, đồng nhất một cách máy móc NNPQ với nhà nước tư sản nên đến trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, các tư tưởng, học thuyết và nguyên tắc pháp quyền vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu kịp thời và đầy đủ. Qua thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện QLNN theo hướng NNPQ. Từ đó, đã có những bước tiến quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp 1980 và ban hành Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 vẫn chưa sử dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền (Rule of law) mà phải đến Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994) và sau đó là Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 01/1995) thì quan điểm và nội dung xây dựng NNPQ mới chính thức được xác lập. Việc nghiên cứu, tìm tòi để tiếp cận khái niệm NNPQ được đặt ra như một yêu cầu bức thiết để cung cấp luận cứ khoa học cho việc hình thành và hoàn thiện các quan điểm cơ bản về NNPQ Việt Nam XHCN. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN 23 Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng; từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Tại Đại hội lần thứ VIII (7/1996), Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định 5 quan điểm cơ bản về cải cách BMNN của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII), đó là: 1/ Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân. 2/ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. 3/ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. 4/ Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng NNPQ Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Những tác động từ truyền thống và hiện tại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 3 (2016) 22-35 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Những tác động từ truyền thống và hiện tại Đỗ Đức Minh*, Trịnh Thị Dung Ban Thanh tra và Pháp chế, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết khái quát sự hình thành và phát triển quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; phân tích, làm rõ những tác động của truyền thống và hiện tại và đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, Xã hội chủ nghĩa, Truyền thống, Hiện tại. phân quyền (không có quyền lực độc đoán, phân lập các quyền lực nhà nước theo các chức năng hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp) và bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội (viết tắt là QLNN, 1 QLXH) . Qua từng thời kỳ tư tưởng đó có những bước tiến mới thể hiện sự phát triển tư duy nhân loại về trình độ tổ chức QLXH, phản ánh nguyện vọng khát khao của con người sinh ra vốn có quyền tự do, bình đẳng; có quyền làm chủ bản thân và làm chủ đời sống xã hội. Với tư cách là học thuyết về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, tinh hoa của nhân loại có nguồn gốc từ thời cổ đại, NNPQ có thể được áp dụng ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về văn hóa, chính trị, tư tưởng - pháp lý, truyền thống dân tộc. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò, chức năng to lớn của mô hình NNPQ trong quá trình phát triển của từng quốc gia - dân tộc. Xây dựng NNPQ được coi là 1. Sự hình thành tư tưởng và phát triển quan điểm về Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa∗ Là một giá trị hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý, tư tưởng Nhà nước pháp quyền (viết tắt là NNPQ) đã được nhân loại thử nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ, ngày càng được bổ sung nội hàm mới phát triển thành học thuyết. Đến thời đại cách mạng tư sản mô hình NNPQ đã trở thành hiện thực ở nhiều nước phương Tây và là hình thức phổ biến trong thế giới đương đại. Tư tưởng về NNPQ đối lập với sự chuyên quyền, độc đoán, áp bức Nhân dân của các chế độ đương thời, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa một bên là NNPQ (dựa vào pháp luật để hành động) và một bên là xã hội công dân (bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật). Những yếu tố trung tâm, cốt lõi lịch sử của ý tưởng về NNPQ là: sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ nhân quyền và _______ _______ 1 Dưới góc độ quản lý, Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; trong đó, các cá nhân, tập thể, tổ chức và cơ quan công quyền đều phải tuân thủ pháp luật. ∗ ĐT.: 84-4-37547670 Email: minhdd@vnu.edu.vn 22 Đ.Đ. Minh, T.T. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 3 (2016) 22-35 “chìa khóa” để giải quyết nhiều vấn đề cốt yếu liên quan đến đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng của các quốc gia - dân tộc hiện nay. “Tư tưởng và học thuyết NNPQ hiện đại của phương Tây được truyền bá vào Việt Nam từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam” [1]. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người khởi xướng những quan điểm về NNPQ của dân, do dân, vì dân gắn với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 đã thể hiện tinh thần xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhưng ngay sau khi giành được độc lập, nước ta lại rơi vào hoàn cảnh chiến tranh, đồng thời do nhận thức khác nhau cùng với những định kiến sai lầm trong quan niệm về pháp quyền, đồng nhất một cách máy móc NNPQ với nhà nước tư sản nên đến trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, các tư tưởng, học thuyết và nguyên tắc pháp quyền vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu kịp thời và đầy đủ. Qua thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện QLNN theo hướng NNPQ. Từ đó, đã có những bước tiến quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp 1980 và ban hành Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 vẫn chưa sử dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền (Rule of law) mà phải đến Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994) và sau đó là Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 01/1995) thì quan điểm và nội dung xây dựng NNPQ mới chính thức được xác lập. Việc nghiên cứu, tìm tòi để tiếp cận khái niệm NNPQ được đặt ra như một yêu cầu bức thiết để cung cấp luận cứ khoa học cho việc hình thành và hoàn thiện các quan điểm cơ bản về NNPQ Việt Nam XHCN. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN 23 Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng; từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Tại Đại hội lần thứ VIII (7/1996), Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định 5 quan điểm cơ bản về cải cách BMNN của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII), đó là: 1/ Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân. 2/ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. 3/ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. 4/ Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng NNPQ Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Pháp luật Việt Nam Xây dựng Nhà nước pháp quyền Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền Xã hội hiện đại Xã hội truyền thốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
62 trang 301 0 0
-
6 trang 299 0 0
-
Hệ thống tư pháp hình sự: Phần 2
321 trang 299 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 233 0 0
-
10 trang 213 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
8 trang 208 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 207 0 0 -
6 trang 205 0 0