![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 378.44 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài nhằm phát triển khả năng nhận thức âm vị, hỗ trợ việc hình thành, củng cố và rèn luyện khả năng đọc cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc qua việc xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị, tổ chức thử nghiệm và tìm hiểu hiệu quả của các bài tập này. Nghiên cứu này được xuất phát từ giả định: HS lớp 1 mắc chứng khó đọc sẽ cải thiện được khả năng nhận thức âm vị; từ đó, trẻ có thể đạt được các yêu cầu về kĩ năng đọc ở giai đoạn đầu tiểu học nếu trẻ được thụ hưởng các bài tập nhận thức âm vị với những cách thức can thiệp kịp thời, đúng đắn và phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH XÂY DỰNG NHÓM BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM VỊ CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thùy Dương (SV năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học) GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ly Kha 1. Đặt vấn đề 1.1. Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị – hệ thống chữ viết được tạo thành từ hệ thống tự vị. Mỗi tự vị(1) ghi cho một âm vị và ngược lại theo nguyên tắc tương ứng một đối một (âm /b/ - chữ “b”, âm /o/ - chữ “ô”, âm /d/ - chữ “đ”, một số trường hợp không có sự ăn khớp 1-1, âm /k/ - “c, k, q”, âm /ă/ - “a, ă”,…). Do đó, một tập hợp các nguyên tắc chuyển đổi âm vị - tự vị đủ cho phép đọc - viết đúng đa phần các từ trong tiếng Việt. 1.2. Với loại hình chữ viết ghi âm âm vị, việc dạy cho trẻ đọc - viết càng gắn chặt với vấn đề rèn luyện ý thức về âm vị. Nhận thức về âm vị (ý thức về âm vị) (conscience phonémique) – khả năng nhận biết, suy nghĩ và thao tác trên âm vị – phát triển muộn hơn so với ý thức về ngữ âm, được hình thành qua học tập, không phát triển một cách tự phát [6]. Xét về mối quan hệ giữa nhận thức âm vị và kĩ năng đọc, đã có những nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức âm vị giữ vai trò quyết định đối với việc học đọc trong các ngôn ngữ sử dụng loại hình chữ viết ghi âm âm vị [7]; kiến thức về âm vị giúp phát triển kĩ năng đọc; trẻ có nhận thức về âm vị kém thường đọc kém vì gặp khó khăn trong việc nắm được các nguyên tắc chữ cái và nhận biết từ [9]. Kết quả nghiên cứu khả năng ngôn ngữ và toán trên 262 học sinh (HS) các lớp 1, 2 và 3 ở TP Hồ Chí Minh [1] cho thấy có sự phát triển rõ rệt từ lớp một đến lớp ba về các khả năng phân tách âm vị, phân biệt cặp từ tối thiểu và đọc tự vị. 1.3. Yêu cầu về nhận thức âm vị cũng được nêu rõ trong chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ dành cho HS lớp 1 ở môn Tiếng Việt như nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu thanh; nhận biết các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần, thanh. Đồng thời, trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, để rèn luyện cho HS khả năng nhận thức âm vị, số lượng tiết Học vần được sắp xếp với thời lượng chiếm tới 66.45%. Như vậy, có thể nói vấn đề hình thành và rèn luyện kĩ năng nhận thức âm vị cũng chính là kiến thức và kĩ năng được rèn luyện chủ yếu cho HS lớp 1. Trong nghiên cứu trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc, khó viết, hai tác giả Mai Thị Hương và Phạm Phương Anh [4] sử dụng hệ thống bài tập chuyên biệt gồm nhiều nhóm bài tập khác nhau, trong đó nhóm bài tập nhận thức về âm vị được chú trọng rèn luyện ngay từ đầu và đã ghi nhận được những kết quả tích cực. Những điều nêu trên cho thấy rằng (1) Tự vị và chữ cái có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tự vị có thể là một chữ cái (vd : a, b, v, n), có thể là một tổ hợp chữ cái (vd: ch, gh, kh, ng, ph, tr). Ngoài ra, tự vị còn là khái niệm để chỉ dấu ghi thanh điệu, dấu ghi trọng âm, dấu câu hoặc chữ số - một loại kí hiệu đặc biệt không phải là chữ cái. Khái niệm tự vị ở bài viết này được dùng theo nghĩa hẹp - chỉ để chỉ chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái ghi âm âm vị. 34 Năm học 2011 - 2012 việc rèn luyện nhận thức âm vị thật sự quan trọng đối với HS lớp 1 và càng có ý nghĩa hơn nữa đối với những trẻ mắc chứng khó đọc. 1.4. Từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm phát triển khả năng nhận thức âm vị, hỗ trợ việc hình thành, củng cố và rèn luyện khả năng đọc cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc qua việc xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị, tổ chức thử nghiệm và tìm hiểu hiệu quả của các bài tập này. Nghiên cứu này được xuất phát từ giả định: HS lớp 1 mắc chứng khó đọc sẽ cải thiện được khả năng nhận thức âm vị; từ đó, trẻ có thể đạt được các yêu cầu về kĩ năng đọc ở giai đoạn đầu tiểu học nếu trẻ được thụ hưởng các bài tập nhận thức âm vị với những cách thức can thiệp kịp thời, đúng đắn và phù hợp. Để đạt được mục đích trên, người thực hiện đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) tìm hiểu về thực trạng kĩ năng đọc của HS lớp 1 và việc nhận diện chứng khó đọc, nhận diện việc sử dụng các phương pháp dạy học chuyên biệt cho HS mắc chứng này của giáo viên (GV), phụ huynh (PH) học sinh; (2) xây dựng, tổ chức thử nghiệm nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 ở TPHCM mắc chứng khó đọc qua một số ca can thiệp trị liệu trực tiếp(2). 2. Phương pháp, nội dung, quy trình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm hệ thống bài tập nhận thức âm vị của đề tài này sẽ được tiến hành dựa trên việc can thiệp trị liệu cho 3 HS lớp 1 chứng khó đọc ở Trường T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH XÂY DỰNG NHÓM BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM VỊ CHO HỌC SINH LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thùy Dương (SV năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học) GVHD: PGS-TS Nguyễn Thị Ly Kha 1. Đặt vấn đề 1.1. Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị – hệ thống chữ viết được tạo thành từ hệ thống tự vị. Mỗi tự vị(1) ghi cho một âm vị và ngược lại theo nguyên tắc tương ứng một đối một (âm /b/ - chữ “b”, âm /o/ - chữ “ô”, âm /d/ - chữ “đ”, một số trường hợp không có sự ăn khớp 1-1, âm /k/ - “c, k, q”, âm /ă/ - “a, ă”,…). Do đó, một tập hợp các nguyên tắc chuyển đổi âm vị - tự vị đủ cho phép đọc - viết đúng đa phần các từ trong tiếng Việt. 1.2. Với loại hình chữ viết ghi âm âm vị, việc dạy cho trẻ đọc - viết càng gắn chặt với vấn đề rèn luyện ý thức về âm vị. Nhận thức về âm vị (ý thức về âm vị) (conscience phonémique) – khả năng nhận biết, suy nghĩ và thao tác trên âm vị – phát triển muộn hơn so với ý thức về ngữ âm, được hình thành qua học tập, không phát triển một cách tự phát [6]. Xét về mối quan hệ giữa nhận thức âm vị và kĩ năng đọc, đã có những nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức âm vị giữ vai trò quyết định đối với việc học đọc trong các ngôn ngữ sử dụng loại hình chữ viết ghi âm âm vị [7]; kiến thức về âm vị giúp phát triển kĩ năng đọc; trẻ có nhận thức về âm vị kém thường đọc kém vì gặp khó khăn trong việc nắm được các nguyên tắc chữ cái và nhận biết từ [9]. Kết quả nghiên cứu khả năng ngôn ngữ và toán trên 262 học sinh (HS) các lớp 1, 2 và 3 ở TP Hồ Chí Minh [1] cho thấy có sự phát triển rõ rệt từ lớp một đến lớp ba về các khả năng phân tách âm vị, phân biệt cặp từ tối thiểu và đọc tự vị. 1.3. Yêu cầu về nhận thức âm vị cũng được nêu rõ trong chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ dành cho HS lớp 1 ở môn Tiếng Việt như nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu thanh; nhận biết các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần, thanh. Đồng thời, trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, để rèn luyện cho HS khả năng nhận thức âm vị, số lượng tiết Học vần được sắp xếp với thời lượng chiếm tới 66.45%. Như vậy, có thể nói vấn đề hình thành và rèn luyện kĩ năng nhận thức âm vị cũng chính là kiến thức và kĩ năng được rèn luyện chủ yếu cho HS lớp 1. Trong nghiên cứu trị liệu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc, khó viết, hai tác giả Mai Thị Hương và Phạm Phương Anh [4] sử dụng hệ thống bài tập chuyên biệt gồm nhiều nhóm bài tập khác nhau, trong đó nhóm bài tập nhận thức về âm vị được chú trọng rèn luyện ngay từ đầu và đã ghi nhận được những kết quả tích cực. Những điều nêu trên cho thấy rằng (1) Tự vị và chữ cái có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tự vị có thể là một chữ cái (vd : a, b, v, n), có thể là một tổ hợp chữ cái (vd: ch, gh, kh, ng, ph, tr). Ngoài ra, tự vị còn là khái niệm để chỉ dấu ghi thanh điệu, dấu ghi trọng âm, dấu câu hoặc chữ số - một loại kí hiệu đặc biệt không phải là chữ cái. Khái niệm tự vị ở bài viết này được dùng theo nghĩa hẹp - chỉ để chỉ chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái ghi âm âm vị. 34 Năm học 2011 - 2012 việc rèn luyện nhận thức âm vị thật sự quan trọng đối với HS lớp 1 và càng có ý nghĩa hơn nữa đối với những trẻ mắc chứng khó đọc. 1.4. Từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm phát triển khả năng nhận thức âm vị, hỗ trợ việc hình thành, củng cố và rèn luyện khả năng đọc cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc qua việc xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị, tổ chức thử nghiệm và tìm hiểu hiệu quả của các bài tập này. Nghiên cứu này được xuất phát từ giả định: HS lớp 1 mắc chứng khó đọc sẽ cải thiện được khả năng nhận thức âm vị; từ đó, trẻ có thể đạt được các yêu cầu về kĩ năng đọc ở giai đoạn đầu tiểu học nếu trẻ được thụ hưởng các bài tập nhận thức âm vị với những cách thức can thiệp kịp thời, đúng đắn và phù hợp. Để đạt được mục đích trên, người thực hiện đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) tìm hiểu về thực trạng kĩ năng đọc của HS lớp 1 và việc nhận diện chứng khó đọc, nhận diện việc sử dụng các phương pháp dạy học chuyên biệt cho HS mắc chứng này của giáo viên (GV), phụ huynh (PH) học sinh; (2) xây dựng, tổ chức thử nghiệm nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 ở TPHCM mắc chứng khó đọc qua một số ca can thiệp trị liệu trực tiếp(2). 2. Phương pháp, nội dung, quy trình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm hệ thống bài tập nhận thức âm vị của đề tài này sẽ được tiến hành dựa trên việc can thiệp trị liệu cho 3 HS lớp 1 chứng khó đọc ở Trường T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Bài tập nhận thức âm vị Học sinh lớp 1 Chứng khó đọc Nhận thức âm vị Xây dựng bài tập nhận thức âm vịTài liệu liên quan:
-
9 trang 596 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 260 2 0 -
12 trang 157 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 121 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 94 0 0
-
7 trang 51 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 48 0 0 -
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị
6 trang 44 0 0 -
Nhận dạng tiếng Việt trên hệ điều hành android
13 trang 33 0 0