Danh mục

Xây dựng và phát triển tài nguyên thông tin số trong chuyển đổi số tại thư viện tỉnh Hưng Yên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.17 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc xây dựng hệ thống các thư viện điện tử/thư viện số cũng đã được Chính phủ phê duyệt trong “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” hứa hẹn là bước tiến quan trọng thúc đẩy ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại. Trong quá trình chuyển đổi số ngành thư viện, việc số hóa, phát triển tài nguyên thông tin số, tài liệu số đóng vai trò cốt lõi trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và phát triển tài nguyên thông tin số trong chuyển đổi số tại thư viện tỉnh Hưng YênKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ THÔNG MINH ISBN: 978-604-73-9168-4– KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SỐ TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN DIGITAL TRANSFORMATION AT HUNG YEN PROVINCE LIBRARY: BUILDING AND DEVELOPING DIGITAL INFORMATION RESOURCES Vương Trung Kiên*TÓM TẮT Thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến ngành thư viện gặp nhiều khó khăn, buộc các thưviện trên cả nước phải chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình kỹ thuật số hiện đại. Việc xâydựng hệ thống các thư viện điện tử/thư viện số cũng đã được Chính phủ phê duyệt trong “Chương trìnhchuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” hứa hẹn là bước tiến quan trọngthúc đẩy ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạnglưới thư viện hiện đại. Trong quá trình chuyển đổi số ngành thư viện, việc số hóa, phát triển tài nguyênthông tin số, tài liệu số đóng vai trò cốt lõi trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: tài nguyên thông tin số, thư viện số, chuyển đổi số, số hóa tài liệu, thư viện tỉnh Hưng YênABSTRACT The outbreak of the Covid-19 pandemic has caused many difficulties for the library sector, forcinglibraries across the country to shift from traditional libraries to modern digital libraries. The developmentof e-libraries/digital libraries has also been approved by the Vietnam Government, outlined in theProgram on digital transformation of the library sector to 2025, with a vision to 2030, which promises tobe a big step to promote digital technology implementation in order to improve the library operation andcreate a modern library network. In the process of digital transformation of the library industry,digitization and development of digital information resources and digital resources play a core rolenowadays. Keywords: digital information resources, digital library, digital transformation, material digitalization,Library of Hung Yen Province1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghệ vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, đem lại những thay đổi lớn lao trongđời sống xã hội và có xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet(IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Nhiều chuyên gia nhận định, nhân loại đã và đangbước sang một xã hội mới - xã hội thông tin. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên thế giớithông qua các thiết bị truyền tải thông tin và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, ngànhcông nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có lĩnh vực thông tin -thư viện. Xu hướng phát triển của cộng đồng thư viện trên thế giới hiện nay là tiến đến thư viện sốthông minh và kết nối để thu hẹp khoảng cách địa lý và liên thông toàn cầu.* Thư viện tỉnh Hưng Yên. -98-Xây dựng và phát triển tài nguyên thông tin số Vương Trung Kiêntrong chuyển đổi số tại thư viện tỉnh Hưng Yên Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của chuyển đổi số, trong những năm gần đây, Đảngvà Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt về thực hiện chủ trương chuyển đổi số (DigitalTransformation) trong mọi lĩnh vực. Tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủvề nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngânsách nhà nước năm 2019, Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và trìnhphê duyệt Đề án Chuyển đổi số quốc gia trong năm 2019. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,định hướng đến năm 2030” đã xác định chuyển đổi số theo các trụ cột: 1) Phát triển Chính phủ số,nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; 2) Phát triển Kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh củanền kinh tế; 3) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số và Tầm nhìn đến năm 2030: Việt Namtrở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hìnhmới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất,phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Theo đó, ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 206/QĐ-TTg phêduyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đãđưa ra các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số ngành thư viện, nhiệm vụ của chúngta là cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra, triển khai cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: