Trong quá trình xây dựng, sử dụng tranh ảnh để dạy học và hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỉ có sự tham gia của các yếu tố liên quan đến đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng, trang thiết bị,. . . đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian và tài chính, sự nỗ lực kiên trì của cha mẹ trẻ và giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng và sử dụng tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp cho trẻ có rối loạn tự kỉ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 107-116 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRANH ẢNH HỖ TRỢ GIAO TIẾP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN TỰ KỈ Đỗ Thị Thảo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thao2006trang@yahoo.com Tóm tắt. Nhiều trẻ mầm non được chẩn đoán bị tự kỉ không có khả năng nói chuyện hay giao tiếp với người khác. Trẻ thậm chí không cố gắng khởi xướng việc giao tiếp với mọi người thông qua liên hệ mắt-mắt, thực hiện động tác cử chỉ, điệu bộ. . . Do đó trẻ cần phải có một hoặc một số hệ thống giao tiếp thay thế nhằm giúp trẻ có thể sử dụng để giao tiếp với người khác. Việc xây dựng được hệ thống tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp giúp trẻ sẽ học tập tốt hơn và thể hiện được nhu cầu của mình nhiều hơn, điều này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tự kỉ. Trong quá trình xây dựng, sử dụng tranh ảnh để dạy học và hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỉ có sự tham gia của các yếu tố liên quan đến đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng, trang thiết bị,. . . đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian và tài chính, sự nỗ lực kiên trì của cha mẹ trẻ và giáo viên.1. Mở đầu Rối loạn tự kỉ (tự kỉ) được phát hiện ngày càng nhiều ở trẻ em Việt Nam.Lĩnh vực giáo dục trẻ tự kỉ đang nhận được sự quan tâm không chỉ ở các bậc chamẹ, các giáo viên mà cả các nhà chuyên môn. Qua các nghiên cứu của chuyên giatrong và ngoài nước cho thấy, giao tiếp là một vấn đề gây khó khăn rất lớn ở trẻ tựkỉ và đã ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của trẻ. Thực tế hiện nay, nhiều trẻ ở lứa tuổi mầm non được chẩn đoán bị tự kỉ bởikhông có khả năng nói chuyện hay giao tiếp với người khác. Thậm chí trẻ không cốgắng khởi xướng giao tiếp với mọi người xung quanh thông qua liên hệ mắt - mắthay thực hiện những cử chỉ điệu bộ. . . Một số trẻ nhỏ không bao giờ nói đúng chứcnăng, do đó trẻ cần phải có một hoặc một số hệ thống giao tiếp thay thế mà trẻ cóthể sử dụng để giao tiếp với người khác. Dùng tranh ảnh hỗ trợ trẻ tự kỉ giao tiếp sẽ giúp trẻ có thể bày tỏ nhu cầu,mong muốn, độc lập trong cuộc sống và có thể tham gia học tập. Việc làm nàykhông chỉ giúp trẻ có thể giao tiếp với mọi người mà còn giúp giáo viên và cha mẹcủa trẻ có thể hiểu hơn về trẻ. Từ đó có những biện pháp giáo dục thích hợp giúp 107 Đỗ Thị Thảotrẻ giảm bớt những hành vi không mong muốn do khó khăn về giao tiếp mang lạivà giúp trẻ có thể hòa nhập cộng đồng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Xây dựng bộ tranh ảnh Quá trình xây dựng tranh ảnh để hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỉ cần tuân theomột số nguyên tắc, yêu cầu và trải qua các bước trong một qui trình hợp lí.2.1.1. Nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng bộ tranh ảnh - Xây dựng là việc tạo ra một cấu trúc chỉnh thể, trong đó các yếu tố đượcsắp xếp trên cơ sở lí luận và thực tiễn đảm bảo tính thẩm mỹ. - Xây dựng bộ tranh ảnh để hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỉ là quá trình thiếtkế, tạo lập và cấu trúc những tranh ảnh trên cơ sở các yếu tố cấu thành theo mộtchủ đề. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, để hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỉ, chúng tôitập trung xây dựng bộ tranh ảnh theo chủ đề là các hoạt động liên quan đến nhữngnhu cầu cơ bản trong học tập và sinh hoạt của trẻ tự kỉ tại trường học và tại giađình. Việc xây dựng tranh ảnh cần thể hiện mục đích, yêu cầu, đối tượng và cáchthức sử dụng. - Những nguyên tắc, yêu cầu: Việc xây dựng tranh ảnh để hỗ trợ giao tiếp chotrẻ tự kỉ dựa trên những nguyên tắc và yêu cầu sau: + Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn: Việc xây dựng tranh ảnh để hỗtrợ giao tiếp cho trẻ tự kỉ phải thể hiện những nhu cầu hoạt động có thực, gần gũivới cuộc sống của trẻ hay có ý nghĩa cần thiết đối với cuộc sống hiện tại và tươnglai của trẻ. + Đảm bảo phù hợp với bối cảnh văn hóa: Tranh ảnh được xây dựng để hỗ trợgiao tiếp cho trẻ tự kỉ cần gắn liền với môi trường mà trẻ thực hiện kĩ năng như:thành phố hay nông thôn; gia đình, lớp học hay nơi công cộng. + Đảm bảo phù hợp với cá nhân trẻ: Việc xây dựng tranh ảnh để hỗ trợ giaotiếp cho trẻ tự kỉ cần tính đến các đặc điểm phát triển tâm sinh lí riêng của mỗi trẻnhư: độ tuổi, giới tính, cảm giác, tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngônngữ và giao tiếp, sở thích, nhu cầu của trẻ. + Đảm bảo nội dung: Tranh ảnh được xây dựng cần gợi nhắc trẻ về các yếutố cấu thành nên sự vật và sự việc (chủ thể, đối tượng, khách thể, quy trình). + Đảm bảo chất lượng: Tranh ảnh có chất lượng tốt phải thể hiện rõ nét cácchi tiết, phối hợp màu hài hòa, độ tương phản rõ ràng, có sự phân biệt hình và nền,chi tiết chính và chi tiết phụ, đặc biệt khô ...