Ở các nước phát triển họ nhận thấy cần cải cách lại văn hóa đọc của lứa tuổi học sinh bằng các tiết học thư viện hàng tuần cho mỗi lớp. Bài viết đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa đọc cho các nhà trường tiểu học Việt Nam bằng chương trình tiết đọc thư viện dành cho tất cả các khối lớp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng văn hóa đọc - Tại sao không đơn giản bắt đầu từ một giờ sinh hoạt Thư viện? BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC – TẠI SAO LẠI KHÔNG ĐƠN GIẢN BẮT ĐẦU TỪ MỘT GIỜ SINH HOẠT THƯ VIỆN? NGUYỄN TẤN THANH TRÚC, MS. Quản thủ thư viện Trường Quốc tế Anh Việt (British Vietnamese International School- BVIS) D ã từng có nhiều hội nghị cấp quốc gia, quốc tế bàn thảo về xây dựng văn hóa đọc cho các em học sinh. Các tập dự thảo dày cộm về chiến lược xây dựng văn hóa đọc được đề xuất và sau đó cũng chưa thấy sự chuyển động. Đã từng có rất nhiều diễn đàn, báo chí, blogs nói về vấn nạn học sinh bây giờ chỉ có cho những câu trả lời giống nhau khi được hỏi về con thích đọc quyển sách gì nhất, đều là con thích Nobita, Đô rê môn. Làm sao để hướng các em tìm tòi khám phá những câu chuyện khác, những nhân vật khác và những điều mới lạ khác, vẫn còn hành động tự phát, đề nghị, khuyến nghị, và chưa thấy phổ biến một chương trình thực sự để gọi là có thể chấn chỉnh định hướng cụ thể và rõ ràng. Vấn đề này được các quốc gia các nước phát triển khác xử lý rất nhẹ nhàng, đơn giản và đồng tâm hiệp lực. Những chương trình Born to Read hướng vào kêu gọi sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng xã hội. Những chương trình nhắm vào chiến lược rèn kỹ năng đọc tập trung phát triển trong cộng đồng nhà trường tiểu học. Các nhà giáo dục hoàn thiện chương trình rèn kỹ năng thông thạo thông tin hướng vào các đối tượng học sinh phổ thông. Tất cả các chương trình liên kết phối hợp để tạo một sức thúc đẩy lan tỏa nhằm xây dựng cho tất các công dân trẻ có một nhận thức, và kiến thức về thông tin sách vở và trang bị kỹ năng để trở thành những người đọc và sử dụng thông tin độc lập để tự tin trở thành người học độc lập để có khả năng duy trì việc học tập suốt đời. Một trong những chương trình thiết thực nhất mà các nhà trường tiểu học nên hướng đến là chương trình rèn luyện đọc va sử dụng thông tin cho các học sinh. Nhà trường nên tìm giải pháp làm sao xây dựng chương trình lồng ghép để truyền tải cho các em khả năng cảm thụ văn học để các em thêm yêu văn học tuổi thơ và thích thú đọc. Nhà trường nên hiến kế để làm sao lồng ghép chương trình để trang bị cho các em kỹ năng nhận diện, tra cứu, phân tích, đánh giá so sánh và tổng hợp trình bày thông tin để các em cảm thấy tự tin hơn, biết cách lựa chọn thông tin, đánh giá giá trị thông tin và tăng giá trị thặng dư cho 19 BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN thông tin kiến thức đó để trở thành kiến thức của chính mình. Một giải pháp đắt giá hiện nay đang được các trường quốc tế áp dụng là tiết học thư viện hằng tuần cho mỗi lớp. Qua từng giờ đọc trong thư viện cho cả lớp, các thầy cô giáo chủ nhiệm đã đưa các em học sinh trong lớp của mình khám phá từng thể loại sách để các em tìm điều mới mẻ khi tiếp cận một loại văn bản văn học hay văn bản thông tin khác nhau. Các em có thêm trải nghiệm mới khi trang sách đưa các em đi qua những địa danh mới, gặp gỡ những nhân vật để nghe họ tự thoại với chính bản thân, hay đối thoại với nhau, hay đối thoại với chính cảnh vật thiên nhiên bao quanh cuộc đời của họ. Các em có dịp nhìn lại nguồn cội dân tộc, hay tìm hiểu về vùng đất nước bạn đã được hình thành và phát triển như thế nào qua thời gian. Các em sẽ hiểu thêm về thế giới tự nhiên với những loài động vật, thực vật từ thời tiền sử đến hiện tại. Các em sẽ khám phá và tìm hiểu về những điều kỳ diệu không chỉ do thiên nhiên tự tạo mà còn khâm phục và ước mơ về những phát minh vĩ đại do con người lập ra. Bằng nhiều cách thay đổi mô hình tiết đọc thư viện, các thầy cô giáo đã tạo ra tính hấp dẫn thu hút các em tiểu học tham gia. Mỗi tuần là một sân chơi khác nhau là giờ các em tự do chọn sách và chia sẻ với nhau vì sao em chọn quyển sách đó để mượn đọc. Có những em đơn giản nói rằng con thích hình ảnh của trang bìa, có những em chỉ vì thấy tên nhân vật giống tên bạn mình; có những em đơn giản là vì con THÁNG 11/2011 muốn đọc những sách to; có những em chỉ vì mê câu chuyện cô giáo đã kể về một chú lợn, hay chú cá nên nhất định chỉ tìm chuyện nào có chú lợn hay chú cá thì mới chịu; có những em chỉ thích công chúa hay chỉ thích khủng long. Những giờ khác, giáo viên định hướng cụ thể cho các em chọn một thể loại cụ thể để đọc, sách thông tin về rừng, hay sách thông tin về loài bò sát, những thông tin mà có thể giúp giáo viên mở rộng hay củng cố kiến thức mà các em đã được học trên lớp. Lại vào những giờ khác cô giáo yêu cầu các em chọn truyện sáng tác theo một bối cảnh cụ thể, ví dụ là truyện lịch sử, hay truyện về nhân vật thực nhưng sống trong thế giới huyền ảo, hay truyện thực trong bối cảnh thực và với những trải nghiệm thực….Bằng cách này giáo viên đã hướng các em tìm ra được các thể loại truyện sáng tác cụ thể trong sự đa dạng của các thể loại sáng tác dành cho thiếu nhi. Không phải tiết nào các giáo viên cũng cần phải chủ đạo thực hiện. Có những tiết học phối hợp với GVTV để tổ chức kể chuyện cho các em, đọc to nghe chung cho các em, cho ...