Danh mục

Xoài 'ghép bo' Cao Lãnh

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.11 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nói đến huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, là nói đến “vương quốc” xoài, vì từ lâu nghề trồng xoài ở Cao Lãnh ngoài việc đem lại lợi ích kinh tế cho người dân còn được xem như một nét đẹp văn hóa. Ở Cao Lãnh hầu như nhà nào cũng có vài hecta hoặc vài ba công trồng xoài. Ngày trước, bà con trồng xoài chủ yếu tự cung tự cấp, làm quà cho con cháu hay gửi tặng cho người thân từ nơi xa.Giờ đây, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, bà con nhà vườn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xoài “ghép bo” Cao LãnhXoài “ghép bo” Cao Lãnh Nói đến huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, là nói đến “vươngquốc” xoài, vì từ lâu nghề trồng xoài ở Cao Lãnh ngoài việc đem lại lợiích kinh tế cho người dân còn được xem như một nét đẹp văn hóa. ỞCao Lãnh hầu như nhà nào cũng có vài hecta hoặc vài ba công trồngxoài. Ngày trước, bà con trồng xoài chủ yếu tự cung tự cấp, làm quà chocon cháu hay gửi tặng cho người thân từ nơi xa.Giờ đây, trước sự cạnhtranh gay gắt của thị trường, bà con nhà vườn thi nhau chuyển đổi câytrồng. Diện tích trồng xoài mỗi năm một tăng, thương lái đến tận nơithu mua sản phẩm. Tổng diện tích của huyện gần 4.000 ha, trong đó câyxoài chiếm hết 1.702 ha gồm các giống: cát Hòa Lộc, cát Chu, thanh ca,hòn... Cách nay 3 năm, lượng xoài có chất lượng cao chiếm 16.000 tấn mỗinăm, nổi tiếng nhất là xoài cát Hòa Lộc, cát Chu. Hai giống xoài này đã đoạt9 giải nhì, 2 giải ba tại Hội thi trái cây ngon do Viện nghiên cứu cây ăn quảmiền Nam tổ chức tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang. Thời gian qua, nghề trồng xoài ở Cao Lãnh từng bước áp dụng tốtkhoa học kỹ thuật trong khâu “ghép bo” từ giống xoài cát Hòa Lộc, cát Chulên thân xoài kém chất lượng và đến nay đã có hàng trăm ngàn gốc xoài tạpđược ghép bo. Ghép bo giúp nhà vườn khỏi chặt bỏ gốc xoài tạp, và khỏimất thời gian 4 - 5 năm trồng lại giống xoài mới. Hiện nay, ngành nôngnghiệp phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam đang giúp nhiều nhà vườn ởCao Lãnh tuyển chọn những cây đầu dòng tốt của các giống xoài cát HòaLộc, cát Chu để ghép bo. Hướng tới, không những người trồng xoài ở CaoLãnh tăng dần diện tích trồng xoài cho chất lượng cao mà còn xử lý ra hoa,cho trái vào mùa nghịch... Về Cao Lãnh hôm nay, giữa lúc bà con đang tất bật vào mùa thuhoạch xoài, giữa các tuyến đường đã thấy các xe ô tô chở hàng của thươnglái từ khắp nơi ra vào các vựa để chuyên chở hàng đi các tỉnh thành và sangcả Trung Quốc. Đoạn đường từ An Thới Trung (Tiền Giang) về đến Trungtâm thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã được tỉnh đầu tư mở rộng,nâng cấp, cán nhựa bằng phẳng, thông thoáng xuyên qua các vườn xoài đangvào mùa cho trái với hàng trăm ngàn trái xoài treo lơ lửng, tròn trĩnh bênđường rất đẹp, bắt mắt khách tham quan, tạo nên cảnh đẹp yên lành của mộtvùng quê êm ả đầy ấn tượng. Phần nhiều xoài do thương lái thu mua tập trung ở 19 điểm (rải đềutrên các xã) nằm ven quốc lộ 30. Xoài được xếp vào thùng và đóng nắp vớitrọng lượng từ 40 – 50 kg/thùng. Những năm qua, nhờ xoài mà đời sống bàcon nhà vườn vươn lên rõ nét, xây nhà kiên cố, mua sắm xe Honda, điệnthoại bàn, di động, tivi màu... hầu như nhà nào cũng có, ai cũng phấn khởi,vì cây xoài đã cho bội thu hơn cây lúa. Anh Huỳnh Thanh Bá ở xã MỹXương có 0,8 ha đất trồng xoài cát Hòa Lộc và cát Chu. Anh nói: “Gia đìnhchúng tôi trồng xoài gần 15 năm, năm ngoái mùa nghịch bán được 150 triệuđồng sau khi trừ chi phí. Năm nay, “được mùa trúng giá” nên sẽ thu được200 triệu đồng”. Anh cho biết thêm, hiện giá xoài cát Hòa Lộc đang ở mứccao nhất với giá 30 ngàn đ/kg (loại I) và 20 ngàn đ/kg (loại II). Và đặc biệt,huyện Cao Lãnh đã được tỉnh đầu tư trên 20 tỷ đồng để xây dựng chợ đầumối trái cây quy mô trên 5 ha, gắn liền với Trung tâm xử lý bảo quản vàdịch vụ tại xã Mỹ Hiệp, đây được coi là mô hình chợ trái cây đầu tiên của cảnước. Chợ đầu mối trái cây huyện Cao Lãnh, với vị trí giao thông thủy bộthuận lợi, sẽ trở thành điểm giao thương trái cây trọng điểm của tỉnh. Nhưvậy, trong tương lai Cao Lãnh nhất định sẽ là vùng chuyên canh trái câytrọng điểm của tỉnh Đồng Tháp và các vùng lân cận.

Tài liệu được xem nhiều: