Xquang tuần hoàn phổi và sự ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 760.97 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
I.ĐẠI CƯƠNG: - Một phim X quang ngực không phải chỉ để khảo sát các tổn thương phổi-màng phổi mà còn để khảo sát các thay đổi về huyết động học ảnh hưởng trên các buồng tim và tuần hoàn phổi. - Để đánh giá một cách hệ thống về bệnh lý tim-mạch, trước tiên ta phải xem bệnh nhân có tím hay không tím, tiếp đến cần phải khảo sát 5 cấu trúc trên phim: 1. Tuần hoàn phổi. 2. Sự giãn nở các buồng tim. 3. Situs. 4. Quai ĐMC qua (P) hay qua (T) 5. Những thay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xquang tuần hoàn phổi và sự ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch Xquang tuần hoàn phổi và sự ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch BS. NGUYỄN QUÝ KHOÁNG BS. NGUYỄN QUANG TRỌNG KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH VIỆN AN BÌNH -TP.HCM I.ĐẠI CƯƠNG: - Một phim X quang ngực không phải chỉ để khảo sát các tổn thương phổi-màng phổi mà còn để khảo sát các thay đổi về huyết động học ảnh hưởng trên các buồng tim và tuần hoàn phổi. - Để đánh giá một cách hệ thống về bệnh lý tim-mạch, trước tiên ta phải xem bệnh nhân có tím hay không tím, tiếp đến cần phải khảo sát 5 cấu trúc trên phim: 1. Tuần hoàn phổi. 2. Sự giãn nở các buồng tim. 3. Situs. 4. Quai ĐMC qua (P) hay qua (T) 5. Những thay đổi cung sườn. - Về tuần hoàn phổi, chúng ta sẽ khảo sát: • Tăng tuần hoàn phổi chủ động. • Tăng tuần hoàn phổi thụ động. • Giảm tuần hoàn phổi. • Tăng tuần hoàn phổi ở trung tâm-giảm ở ngoại biên. II. GIẢI PHẪU X QUANG VÀ SINH LÝ CỦA TUẦN HOÀN PHỔI BÌNH THUỜNG: A. GIẢI PHẪU: 1. ĐỘNG MẠCH PHỔI: - Từ thân ĐMP chia 2 nhánh ĐMP(P) và ĐMP(T). - ĐMP phân chia theo dạng cành cây (dichotomus branching). Bình thường khó thấy mạch máu phổi ở vùng ngoại biên (cách 2cm tính từ ngoài vào). - ĐMP luôn đi song song với phế quản. - Khẩu kính ĐMP/ phế quản ≤ 1,2. - Khẩu kính ĐMP (P) ngay nơi song song phế quản trung gian (khoảng liên sườn VIII phía sau): • Nam : 10-15 mm. Nữ : 9-14 mm. 1 • Bình thường khẩu kính ĐMP(P) bằng khẩu kính khí quản ở ngang mức quai ĐMC • Ở trẻ em, bề ngang động mạch phổi trung gian bằng bề ngang của cung sườn sau thứ VIII bên (P). - Khẩu kính ĐMP tính từ trong ra ngoài: • 1/3 trong : < 20mm • 1/3 giữa : < 5mm • 1/3 ngoài: < 1mm 2.TĨNH MẠCH PHỔI: - Bình thường có 4 TMP đổ vào Nhĩ (T). - Hai TMP trên thẳng đứng, nằm ngoài ĐMP (P) và (T). - Hai TMP dưới nằm ngang và bắt chéo ĐMP thùy dưới 2 bên. - Các nhánh TMP phân bố như lá dừa trên một thân TM chính (monopodial branching). B.SINH LÝ: - Tuần hoàn phổi giống như một cái bơm có: lưu lượng máu cao, áp lực và kháng lực mạch máu thấp phân bố mạch máu theo trọng lực. Độ chênh áp lực đáy/đỉnh: 25cmH2O. - WEST: chia phổi thành 3 vùng từ trên xuống: • 1/3 trên: ASPN > ASĐM > ASTM • 1/3 giữa: ASĐM > ASPN > ASTM • 1/3 dưới: ASĐM > ASTM > ASPN - Khẩu kính ĐMP ở 1/3 trên bằng một nửa ở 1/3 dưới. - Nếu bệnh nhân nằm ngửa (tư thế chụp phim tại giường và chụp CT ngực) thì khẩu kính ĐMP ở 1/3 trên sẽ bằng ở 1/3 dưới. III. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TUẦN HOÀN PHỔI TRÊN X QUANG NGỰC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC BỆNH LÝ TIM-MẠCH: A.TĂNG TUẦN HOÀN PHỔI CHỦ ĐỘNG: - Là tình trạng tăng lưu lượng máu trong ĐMP, còn gọi là tăng áp tiền mao mạch phổi. - Bình thường, khả năng dự trữ mao mạch phổi gấp 8 lần lưu lượng tuần hoàn phổi bình thường. - Khi lưu lượng ĐMP tăng, các ĐMP đều tăng khẩu kính từ trong ra ngoài, từ dưới lên nhưng vẫn giữ tỉ lệ như đối với phân bố mạch máu bình thường. - SIMON phân ra 3 độ giãn nở của ĐMP gốc: • d = 2- 4 mm độ I • d = 4- 9 mm độ II • d > 9mm độ III (d là khoảng cách đo từ bờ xa nhất của ĐMP gốc đến đoạn nối tiếp giữa 2 điểm A và B). 2 - Tăng tuần hoàn phổi chủ động có thể do: • Tăng cung lượng tim. • Bệnh lý tim bẩm sinh. - Tăng cung lượng tim. • Sinh lý: bệnh nhân sốt cao, phụ nữ có thai, vận động viên. • Bệnh lý: thiếu máu mạn tính, thiếu Vitamin B1, cường giáp, rò động- tĩnh mạch, bệnh Paget. - Bệnh lý tim bẩm sinh: có hai loại. • Bệnh tim bẩm sinh không tím: Có luồng thông (T)-(P). Thông liên nhĩ (Atrial septal defect). Thông liên thất (ventricular septal defect). Còn ống động mạch (Patent ductus arteriosus). • Bệnh tim bẩm sinh tím: Có sự trộn lẫn máu tĩnh mạch vào máu động mạch. Chuyển vị đại động mạch (Transposition of great arteries-TGA). Thân chung động mạch (Truncus arteriosus-TA). Sự trở về bất thường và hoàn toàn TMP (Total anomalous pulmonary venous return-TAPVR). B.TĂNG TUẦN HOÀN PHỔI THỤ ĐỘNG: - Là tình trạng tăng áp TMP, còn gọi là tăng áp sau mao mạch phổi. 3 - Bình thường, sự phân bố mạch máu là theo trọng lực, bằng chứng là nếu người trồng cây chuối được chụp phim ngực thì ta sẽ thấy khẩu kính của ĐMP ở 1/3 trên sẽ gấp đôi khẩu kính củ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xquang tuần hoàn phổi và sự ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch Xquang tuần hoàn phổi và sự ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch BS. NGUYỄN QUÝ KHOÁNG BS. NGUYỄN QUANG TRỌNG KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH VIỆN AN BÌNH -TP.HCM I.ĐẠI CƯƠNG: - Một phim X quang ngực không phải chỉ để khảo sát các tổn thương phổi-màng phổi mà còn để khảo sát các thay đổi về huyết động học ảnh hưởng trên các buồng tim và tuần hoàn phổi. - Để đánh giá một cách hệ thống về bệnh lý tim-mạch, trước tiên ta phải xem bệnh nhân có tím hay không tím, tiếp đến cần phải khảo sát 5 cấu trúc trên phim: 1. Tuần hoàn phổi. 2. Sự giãn nở các buồng tim. 3. Situs. 4. Quai ĐMC qua (P) hay qua (T) 5. Những thay đổi cung sườn. - Về tuần hoàn phổi, chúng ta sẽ khảo sát: • Tăng tuần hoàn phổi chủ động. • Tăng tuần hoàn phổi thụ động. • Giảm tuần hoàn phổi. • Tăng tuần hoàn phổi ở trung tâm-giảm ở ngoại biên. II. GIẢI PHẪU X QUANG VÀ SINH LÝ CỦA TUẦN HOÀN PHỔI BÌNH THUỜNG: A. GIẢI PHẪU: 1. ĐỘNG MẠCH PHỔI: - Từ thân ĐMP chia 2 nhánh ĐMP(P) và ĐMP(T). - ĐMP phân chia theo dạng cành cây (dichotomus branching). Bình thường khó thấy mạch máu phổi ở vùng ngoại biên (cách 2cm tính từ ngoài vào). - ĐMP luôn đi song song với phế quản. - Khẩu kính ĐMP/ phế quản ≤ 1,2. - Khẩu kính ĐMP (P) ngay nơi song song phế quản trung gian (khoảng liên sườn VIII phía sau): • Nam : 10-15 mm. Nữ : 9-14 mm. 1 • Bình thường khẩu kính ĐMP(P) bằng khẩu kính khí quản ở ngang mức quai ĐMC • Ở trẻ em, bề ngang động mạch phổi trung gian bằng bề ngang của cung sườn sau thứ VIII bên (P). - Khẩu kính ĐMP tính từ trong ra ngoài: • 1/3 trong : < 20mm • 1/3 giữa : < 5mm • 1/3 ngoài: < 1mm 2.TĨNH MẠCH PHỔI: - Bình thường có 4 TMP đổ vào Nhĩ (T). - Hai TMP trên thẳng đứng, nằm ngoài ĐMP (P) và (T). - Hai TMP dưới nằm ngang và bắt chéo ĐMP thùy dưới 2 bên. - Các nhánh TMP phân bố như lá dừa trên một thân TM chính (monopodial branching). B.SINH LÝ: - Tuần hoàn phổi giống như một cái bơm có: lưu lượng máu cao, áp lực và kháng lực mạch máu thấp phân bố mạch máu theo trọng lực. Độ chênh áp lực đáy/đỉnh: 25cmH2O. - WEST: chia phổi thành 3 vùng từ trên xuống: • 1/3 trên: ASPN > ASĐM > ASTM • 1/3 giữa: ASĐM > ASPN > ASTM • 1/3 dưới: ASĐM > ASTM > ASPN - Khẩu kính ĐMP ở 1/3 trên bằng một nửa ở 1/3 dưới. - Nếu bệnh nhân nằm ngửa (tư thế chụp phim tại giường và chụp CT ngực) thì khẩu kính ĐMP ở 1/3 trên sẽ bằng ở 1/3 dưới. III. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TUẦN HOÀN PHỔI TRÊN X QUANG NGỰC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC BỆNH LÝ TIM-MẠCH: A.TĂNG TUẦN HOÀN PHỔI CHỦ ĐỘNG: - Là tình trạng tăng lưu lượng máu trong ĐMP, còn gọi là tăng áp tiền mao mạch phổi. - Bình thường, khả năng dự trữ mao mạch phổi gấp 8 lần lưu lượng tuần hoàn phổi bình thường. - Khi lưu lượng ĐMP tăng, các ĐMP đều tăng khẩu kính từ trong ra ngoài, từ dưới lên nhưng vẫn giữ tỉ lệ như đối với phân bố mạch máu bình thường. - SIMON phân ra 3 độ giãn nở của ĐMP gốc: • d = 2- 4 mm độ I • d = 4- 9 mm độ II • d > 9mm độ III (d là khoảng cách đo từ bờ xa nhất của ĐMP gốc đến đoạn nối tiếp giữa 2 điểm A và B). 2 - Tăng tuần hoàn phổi chủ động có thể do: • Tăng cung lượng tim. • Bệnh lý tim bẩm sinh. - Tăng cung lượng tim. • Sinh lý: bệnh nhân sốt cao, phụ nữ có thai, vận động viên. • Bệnh lý: thiếu máu mạn tính, thiếu Vitamin B1, cường giáp, rò động- tĩnh mạch, bệnh Paget. - Bệnh lý tim bẩm sinh: có hai loại. • Bệnh tim bẩm sinh không tím: Có luồng thông (T)-(P). Thông liên nhĩ (Atrial septal defect). Thông liên thất (ventricular septal defect). Còn ống động mạch (Patent ductus arteriosus). • Bệnh tim bẩm sinh tím: Có sự trộn lẫn máu tĩnh mạch vào máu động mạch. Chuyển vị đại động mạch (Transposition of great arteries-TGA). Thân chung động mạch (Truncus arteriosus-TA). Sự trở về bất thường và hoàn toàn TMP (Total anomalous pulmonary venous return-TAPVR). B.TĂNG TUẦN HOÀN PHỔI THỤ ĐỘNG: - Là tình trạng tăng áp TMP, còn gọi là tăng áp sau mao mạch phổi. 3 - Bình thường, sự phân bố mạch máu là theo trọng lực, bằng chứng là nếu người trồng cây chuối được chụp phim ngực thì ta sẽ thấy khẩu kính của ĐMP ở 1/3 trên sẽ gấp đôi khẩu kính củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xquang tuần hoàn tuần hoàn phổi chẩn đoán bệnh lý tim mạch những bệnh tim mạchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với mức độ nặng và tiên lượng bệnh nhân hội chứng vành cấp
5 trang 46 0 0 -
55 trang 41 0 0
-
55 trang 33 0 0
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp
143 trang 17 0 0 -
Bài giảng XQ ngực trong bệnh lý tim mạch
25 trang 14 0 0 -
Giá trị tiên lượng của thang điểm SNAP-II trong bệnh lý tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh
7 trang 12 0 0 -
25 trang 10 0 0
-
Bài giảng Tuần hoàn phổi - PGS.TS. BS. Lê Thị Tuyết Lan
25 trang 9 0 0 -
Bài giảng Chuẩn đoán hội chứng mạch máu - BS. Nguyễn Phú Khoáng, BS. Nguyễn Quang Trọng
119 trang 9 0 0 -
7 trang 8 0 0