Danh mục

Xu hướng biến động nhóm thông số DO, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO2-, NO3-, PO4 3-, Fe, Coliform trong nước mặt hồ thủy điện Sơn La giai đoạn 2014-2019

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.26 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này phân tích xu hướng biến động của 11 thông số cơ bản gồm: pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4 + , NO2 - , NO3 - , PO4 3- , Fe, Coliform theo thời gian, đồng thời thiết lập tiêu chuẩn đánh giá làm cơ sở phân hạng giải pháp ưu tiên để kiểm soát chất nước mặt hồ thủy điện Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng biến động nhóm thông số DO, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO2-, NO3-, PO4 3-, Fe, Coliform trong nước mặt hồ thủy điện Sơn La giai đoạn 2014-2019 Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG NHÓM THÔNG SỐ DO, TSS, BOD5, COD, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, FE, COLIFORM TRONG NƯỚC MẶT HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 Đỗ Xuân Đức1,2*, Lưu Đức Hải2, Đỗ Hữu Tuấn2 1 Trường Đại học Tây Bắc, Phường Quyết Tâm, TP. Sơn La, Tỉnh Sơn La, Việt Nam 2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam *Email: doxuanduc@utb.edu.vn Tóm tắt: Trong thành phần nước mặt sông và hồ thủy điện có 3 nhóm chất cơ bản gồm nhóm vật lý (TSS), nhóm hóahọc (pH, BOD5, COD, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, Fe), nhóm sinh học (Coliform). Sau khi tích nước vào hồ chứa năm2012 để sản xuất điện tạo ra hồ chứa nhân tạo trên Sông Đà với diện tích 224 km2 mặt nước, mực nước dâng bìnhthường 215 m, dung tích chứa 9,26 tỷ m3, lưu vực hồ thủy điện Sơn La được xác định khoảng 11.075 km2. Nhà máy, đậpvà hồ thủy thủy điện Sơn La có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Sử dụng phươngpháp kiểm định phân phối chuẩn (Shapiro-Wilk) kết hợp với công cụ ngôn ngữ lập trình bằng phần mềm (R), xử lý bộ dữliệu quan trắc nước mặt tại 18 điểm quan trắc, tần suất quan trắc 04 đợt/năm giai đoạn 2014 - 2019. Chứng minh đượcxu hướng biến động của 5 thông số DO, BOD, NH4, Fe, Coliform có tương quan thuận và gia tăng nồng độ theo thờigian, 6 thông số pH, TSS, COD, NO2-, NO3-, PO43, có tương quan nghịch theo xu hướng giảm nồng độ khi thời giantăng. Vận dụng thang đo Likert và phương pháp phân tích thứ bậc AHP thiết lập được 12 tiêu chuẩn đánh giá làm cơ sởphân hạng giải pháp ưu tiên kiểm soát nước mặt và các nguồn thải có tác động trực tiếp đến xu hướng biến động chấtlượng nước mặt của hồ thủy điện Sơn La. Từ khóa: Biến động nước mặt, hồ thủy điện, Sơn La, Việt Nam.1. MỞ ĐẦU Thủy điện Sơn La (TĐSL) là một công trình quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốcphòng và an ninh. Nhà máy TĐSL là 1 trong 6 nhà máy thủy điện ở Việt Nam trong danh mục nhà máy điện lớn,có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh [1], và hồ TĐSL thuộc danh mục 1 trong18 đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt [2]. Công trình được khởi công xây dựng tháng 12/2005 hoàn thànhtháng 12/2012 với công suất lắp máy 2.400 MW. Sau khi tích nước vào hồ chứa với mực nước dâng bình thường215 m, dung tích chứa 9,26 tỷ m3, diện tích lưu vực lên đến 43.760 km2 trước năm 2016, sau ngăn đập thủy điệnLai Châu, diện tích lưu vực hồ TĐSL được xác định khoảng 11.075 km2, trong đó diện tích mặt hồ là 224 km2. Hồthủy điện Sơn La, phần chứa nước quan trọng nhất của lưu vực, hồ có dạng sông chạy dọc theo lòng Sông Đà vớichiều dài hồ 175,4 km, chiều rộng bình quân là 1,27 km. Khu vực lòng hồ mở rộng nhất thuộc huyện Quỳnh Nhai4 km. Chiều rộng hẹp nhất là 1km, hồ chứa có độ sâu trung bình 77 m, sâu nhất 135m tại tuyến đập [3]. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước gồm: chỉ tiêu vật lý (TSS), chỉ tiêu hóa học pH, DO, BOD, COD,một số chỉ tiêu hóa học khác tồn tại dưới dạng amoni, nitrit, nitrat, kim loại nặng (Fe), các chỉ tiêu vi sinh củanước thường dùng Coliform để đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước [4]. Tại Việt Nam đánh giá chấtlượng nước mặt hồ chứa thủy điện, áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT) với 36 thông số đánh giá cho từng loại nước sử dụng với mục đích khác nhau [5]. Chất lượngnước phụ thuộc vào lưu vực cấp nước, bề mặt lưu vực sinh thủy, bất kì sự biến đổi nào trên một phần nào đó củalưu vực cũng có thể tác động tới dòng chảy trong sông ở hạ lưu cả về lượng và chất [6]. Theo nghiên cứu của Atobatele và cộng sự (2008), tính thời vụ về độ pH, độ dẫn, độ đục, nhiệt độ, oxyhòa tan là các thông số thay đổi theo mùa của hồ chứa nhiệt đới [7]. Varol M. và cs. (2012), chỉ ra thay đổitheo thời gian, không gian của 09 thông số (nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, TSS, nitơ, nitrat, nitơ amoniac,tổng P, clorua, canxi trong nước hồ [8]). Pei ZhaoXiangyu và cs. (2013), xác nhận pH, Cond (DO) và (NH3-N) đầu ra hồ thấp hơn nước đầu vào [9]. Degefua và cs. (2011), các thông số chất lượng nước, các chất dinhdưỡng vô cơ thay đổi theo thời gian [10]. Trần Thiện Cường (2016), phân tích chất lượng nước sông Uôngđưa ra kết luận nước sông đang bị ô nhiễm bởi hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5 và COD,(PO43-) , NO3- và Coliform do các hoạt động ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: