Danh mục

Xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ blockchain trong kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.82 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xem xét các vấn đề mà ngành Bảo hiểm đang gặp phải, đồng thời tập trung phân tích lợi ích của việc ứng dụng Blockchain trong ngành Bảo hiểm. Nghiên cứu về công nghệ Boclchain cho thấy, ngành Bảo hiểm nên quan tâm ứng dụng công nghệ này để giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tránh các gian lận, giảm chi phí và cải thiện các quy trình cơ bản trong các nghiệp vụ bảo hiểm hiện nay và xa hơn là giúp minh bạch thị trường bảo hiểm ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ blockchain trong kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Minh Tuấn Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ kinh doanh trực tuyến với mức tăng trưởng hàng năm đạt 25% - 30%, cho thấy nhu cầu mua hàng nhanh và đơn giản của người dùng ngày càng tăng. Việc phải đến các phòng giao dịch, tốn nhiều thời gian với thủ tục phức tạp như truyền thống của ngành Bảo hiểm khiến các khách hàng ngán ngẫm và gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan. Tại Việt Nam, thị trường bảo hiểm là một thị trường đang phát triển, hứa hẹn nhiều tiềm năng với doanh thu phí bảo hiểm đến năm hết năm 2021 đã đạt 217.338 tỷ đồng với tốc độ phát triển ấn tượng hơn gần 17% so với năm 2020. Tuy nhiên, ngành Bảo hiểm Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề như: bảo mật thông tin, chi phí và các gian lận. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 thì chuyển đổi số và ứng dụng hệ thống chuỗi - khối (Blockchain) với các ưu điểm của nền tảng công nghệ này đang dần được ứng dụng trong ngành Bảo hiểm và được xem là có thể giải quyết một số các vấn đề trong ngành Bảo hiểm hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng Blockchain trong ngành Bảo hiểm vẫn còn đang trong quá trình thực nghiệm, có nghĩa là kết quả vẫn còn chưa được khám phá một cách đầy đủ nhất. Bài viết xem xét các vấn đề mà ngành Bảo hiểm đang gặp phải, đồng thời tập trung phân tích lợi ích của việc ứng dụng Blockchain trong ngành Bảo hiểm. Nghiên cứu về công nghệ Boclchain cho thấy, ngành Bảo hiểm nên quan tâm ứng dụng công nghệ này để giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tránh các gian lận, giảm chi phí và cải thiện các quy trình cơ bản trong các nghiệp vụ bảo hiểm hiện nay và xa hơn là giúp minh bạch thị trường bảo hiểm ở Việt Nam. Từ khóa: Bảo hiểm, chuyển đổi số, chuỗi - khối (Blockchain), công nghệ 4.0, công nghệ bảo hiểm (Insurtech) 1. Vai trò của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực bảo hiểm Chuyển đổi số đang dần thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề, và đây không còn là vấn đề của một số doanh nghiệp mà trở thành xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Không nằm ngoài cuộc thay đổi, ngành Bảo hiểm cũng rất tích cực tham gia vào cuộc chuyển đổi số này để tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong công cuộc gấp rút hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 237 theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 và Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm làm căn cứ để giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, hiện đại hơn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Hiện tại, chuyển đổi số không phải nỗi lo lắng cần tìm giải pháp mà đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội. Không nằm ngoài cuộc chơi, ngành Bảo hiểm – ngành luôn hoạt động theo mô hình truyền thống giờ cũng đứng lên tìm cho mình nhiều cơ hội phát triển bằng chuyển đổi số. Thị trường bảo hiểm những năm qua đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Tại Việt Nam, chúng ta đã được chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) lớn và đó chính là động lực thúc đẩy nhiều DNBH lớn nhỏ tham giam vào cuộc đua chuyển đổi số để thay đổi, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. So với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát thì hiện nay, việc sử dụng công nghệ như một điều tất yếu trong cuộc sống: từ làm việc từ xa, mua sắm online, trao đổi với nhau… Điều này chứng tỏ rằng, nếu ngành Bảo hiểm không chuyển đổi, không bắt kịp xu hướng công nghệ sẽ chẳng thể mang lại những sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi đến khách hàng. Bên cạnh đó, ngành Bảo hiểm thường được biết đến với đặc thù phải làm thủ tục trên giấy tờ rất nhiều lần tại phòng giao dịch đa gây khó khăn cho khách hàng, đặc biệt tại thời điểm nhiều thành phố đang giãn cách xã hội ở nước như hiện nay thì điều này lại càng khiến khách hàng thấy tồi tệ khi trải nghiệm dịch vụ thiếu chuyên nghiệp này. Hình thức làm việc truyền thống không những khiến khách hàng khó chịu mà dữ liệu của ngành Bảo hiểm cũng rất lớn; hàng tháng, nhân viên bảo hiểm luôn phải xử lý liên tục khối số liệu, dữ liệu khổng lồ của các giao dịch. Tuy nhiên, nó sẽ không thực sự chính xác vì nhân viên phải giải quyết công việc một cách thủ công. Vì vậy, chuyển đổi số sẽ vô cùng quan trọng đối với ngành Bảo hiểm, nó chính là “đòn bẩy” giúp ngành này vượt qua khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ hiện đại vừa giúp nhân viên giải phóng sức lao động vừa tạo ra các dịch vụ độc đáo, nhanh gọn nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Thay vì khách hàng phải đến văn phòng làm thủ tục, ký hợp đồng thì họ có thể làm công việc này từ xa mà không làm tốn nhiều thời gian. Không những vậy, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp cá nhân hóa dịch vụ, đem lại nhiều ưu đãi, dịch vụ tốt phù hợp đúng đối tượng mà không mất nhiều thời gian gọi điện tiếp thị. Với việc ứng dụng các phần mềm công nghệ cho lĩnh vực bảo hiểm, nó cho phép khách hàng đối soát các hợp đồng đã ký, kiểm tra giao dịch, lịch sử thanh toán, hay phản hồi trực tiếp với doanh nghiệp chỉ với chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet thông qua ứng dụng hoặc website doanh nghiệp. Những tác vụ, phản hồi đó sẽ được chuyển trực tiếp đến bộ phận chăm sóc khách hàng hay bộ phận giao dịch để xử lý ngay lập tức. Khi đã có sự tham gia của công nghệ vào hoạt độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: