Danh mục

Xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.38 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nêu lên thực trạng xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, tổng hợp số liệu từ các điều tra riêng lẻ cho thấy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển hầu hết chỉ cải tiến công nghệ sẵn có thay vì mở rộng sang các ngành mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG XU HƢỚNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ThS. Lê To n Thắng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch v Đầu tƣ ThS. Đỗ Thị An Giang Trung Tâm Thông tin v Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch v Đầu tƣ TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0) với xu hướng phát triển của nhiều công nghệ mới, công nghệ cao, sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo và liên kết kinh doanh đã và đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và thương mại trên thế giới. Trong khi đó, thực trạng xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, tổng hợp số liệu từ các điều tra riêng lẻ cho thấy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển hầu hết chỉ cải tiến công nghệ sẵn có thay vì mở rộng sang các ngành mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn đã cản trở doanh nghiệp mua những công nghệ phù hợp, buộc họ phải tự đầu tư cho cải tiến công nghệ bằng nguồn vốn eo hẹp. Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và đổi mới sáng tạo và công nghệ nói riêng, song khách quan nhìn nhận thì những chính sách hỗ trợ vẫn còn thiếu và yếu, chưa thực sự thiết thực và đi vào cuộc sống. Từ thực trạng đó, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, tầm nhìn đến 2020. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, Công nghệ cao, R&D, Cải tiến công nghệ 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu xu hướng đổi mới sáng tạo (ĐMST) là chủ đề được lựa chọn trước yêu cầu thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong quá trình thực hiện đổi mới sáng tạo đã gặp phải rất nhiều khó khăn trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù đã có một số cơ chế, chính sách và biện pháp của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST nhưng các cơ chế, chính sách và biện pháp đó còn lẻ tẻ, chưa đồng bộ và chưa được thực hiện một cách hệ thống. Ngoài ra, năng lực nội tại của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết. Với mục tiêu đó, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng xu hướng ĐMST của doanh nghiệp thông qua tổng hợp số liệu từ các điều tra riêng lẻ để cho thấy phác họa về bức tranh ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam thông qua sử dụng số liệu trong Báo cáo điều tra năng lực cạnh tranh (NLCT) ĐMST và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổng cục thống kê và Nhóm kinh tế phát triển thuộc Khoa kinh tế Trường đại học Copenhagen từ năm 2011; số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và số liệu từ các nghiên cứu khác, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. M t số chính sách ưu đãi tài chính cho hoạt đ ng ĐMST và chuyển gi o c ng nghệ củ do nh nghiệp trong thời gi n vừ qu Ưu đãi tài chính cho ĐMST và chuyển giao công nghệ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập theo Thông tư liên bộ Tài chính và Khoa học và công nghệ số 120/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014. Quỹ này được cấp khoảng 1.000 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các 594 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG doanh nghiệp. Gần một nửa trong tổng quỹ này sẽ được sử dụng để bảo lãnh các khoản vay hoặc cho vay với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng đổi mới trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Dự án ĐMST Việt Nam trị giá 55 triệu USD bắt đầu triển khai từ năm 2013 với mục tiêu nhằm cải thiện năng lực công nghệ và đổi mới của các DNNVV thông qua việc giúp các doanh nghiệp phát triển, mua, tiếp nhận và sử dụng công nghệ và thực hiện đổi mới (World Bank 2013). Một nguồn hỗ trợ khác đến từ các Quỹ Kinh doanh mạo hiểm, Quỹ này hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo thông qua việc cung cấp nguồn vốn không hoàn lại lên tới 49% tổng đầu tư của dự án được lựa chọn (DFID 2015). 2.2. Thực trạng ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phát hành Cẩm nang về Đổi mới sáng tạo được gọi là Cẩm nang Oslo (2005, ấn bản thứ ba), trong đó đã nêu “ĐMST là việc thực hiện một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc được cải tiến đáng kể; hoặc là quy trình, phương pháp marketing mới hoặc là phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, trong tổ chức nơi làm việc hoặc trong quan hệ với bên ngoài” [34, tr. 47]. Do đó, các hoạt động ĐMST bao gồm 04 nhóm là đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới marketing. Như vậy, nếu chúng ta hiểu đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình thì ĐMST rộng hơn, ngoài đổi mới công nghệ còn bao gồm cả đổi mới tổ chức và đổi mới marketing. Theo định nghĩa này, các doanh nghiệp có thể phát triển ĐMST bằng nhiều cách khác nhau, có thể bằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D activities) hoặc các hoạt động không phải là nghiên cứu và phát triển (non-R&D activities), phản ánh quá trình khác nhau của sáng chế, phát minh và truyền bá công nghệ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp các số liệu từ các điều tra riêng rẽ có thể cho một phác họa thô về bức tranh ĐMST của Việt Nam trong thời gian qua thông qua một số chỉ tiêu về: đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình; đổi mới tổ chức và đổi mới marketing như sau: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, đổi mới sản phẩm và quy trình của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. ...

Tài liệu được xem nhiều: