Danh mục

Xu hướng lao động - việc làm và thất nghiệp thanh niên giai đoạn 2015 - 2019

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 903.43 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nêu lên lao động - việc làm vừa là động lực của tăng trưởng vừa là mục tiêu của tăng trưởng, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, ứng phó với quá trình già hóa dân số, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng lao động - việc làm và thất nghiệp thanh niên giai đoạn 2015 - 2019 XU HƢỚNG AO ĐỘNG - VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 ThS. Hoàng Mạnh Cầm ThS. Bùi Quốc Anh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội TÓM TẮT Lao động - việc làm vừa là động lực của tăng trưởng vừa là mục tiêu của tăng trưởng, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, ứng phó với quá trình già hóa dân số, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những hạn chế trong lao động - việc làm như: quá trình già hóa đang diễn ra nhanh; cơ cấu lao động nông thôn - thành thị, nam - nữ bất cân đối; tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, định hướng đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Trong thời gian tới, để nhanh chóng thích nghi với bối cảnh mới (tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình hội nhập quốc tế), cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ để để khắc phục những hạn chế trong vấn đề việc làm hiện nay, hướng tới việc làm thoả đáng làm động lực cho quá trình phát triển bền vững. Từ khoá: lực lượng lao động, lao động - việc làm, lao động thanh niên, thất nghiệp, phát triển bền vững ABSTRACT: Labour - employment is both the dynamic of growth and the target of growth, playing an important role in the sustainable development of the economy. Over the past five years, the State has made many important decisions to promote the advantages of the “golden population” structure, respond to population aging, and improve the quality of the labour force, especially for young workers. However, there are still limitations in the labour - employment such as: rapid population aging; unbalance in rural-urban labour structure, male - female ratio; 'redundancy of teachers, shortage of workers' situation, mismatch between training orientation and market demand; high youth unemployment rate, especially in urban areas. In the coming time, to quickly adapt with the new context (impact of the Fourth Industrial Revolution, international integration), it is necessary to have specific and synchronous solutions to overcome current limitations, towards decent work as a driving force for sustainable development. Keywords: labour force, labour - employment, youth labour, unemployment, sustainable development 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc làm chính là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện sinh kế, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội (WorldBank, 2018). Phát triển việc làm, giảm thất nghiệp hướng tới việc làm thoả đáng tại Việt Nam là một trong những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện khung phát triển bền vững mới (ILO, 2019). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa các tiêu chí về lao động - việc làm (như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo…) vào hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. 841 Tại Việt Nam, tính đến 31/12/2019, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước giảm còn 1,98% tương ứng với khoảng hơn 1.097 nghìn người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, nhóm người thất nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) từ đại học trở lên lại tăng so với năm 2018 (tương ứng với mức tăng 23.740 người) được cho là biểu hiện của việc làm thiếu bền vững. Đặc biệt, số thanh niên thất nghiệp trong 2019 là 665,5 triệu người, chiếm tới 60,65% tổng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (GSO, 2019). Đây là một con số rất đáng báo động khi nòng cốt của lực lượng lao động là thanh niên lại chiếm phần lớn số người thất nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tiêu cực của tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp lên bản thân người lao động như: áp lực, chán nản, có dấu hiệu trầm cảm, thậm chí ốm đau, suy giảm sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc phải một số thể tâm thần nhẹ, làm giảm sự tự tin của người thất nghiệp... (Latack và cộng sự, 1995; McKee-Ryan và cộng sự, 2005; Van Ryn và Vinokur, 1992). Bên cạnh đó, thất nghiệp còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và vị thế của người thất nghiệp trong gia đình cũng như trong xã hội (Dew và cộng sự, 1987). Đối với nền kinh tế, thất nghiệp thường gắn với đói nghèo và là sự lãng phí nguồn lực về tài chính và con người. Hệ quả của thất nghiệp ở góc độ xã hội cũng đã được kiểm chứng do nhiều người thất nghiệp vướng vào các tệ nạn xã hội như trộm cướp, ma tuý, mại dâm… (Trần Xuân Cầu và cộng sự, 2014). Riêng đối với lực lượng lao động là thanh niên, thất nghiệp thanh niên được xem như một vấn đề kinh tế toàn cầu, mang đến những tác động tiêu cực cho cả cá nhân cũng như toàn xã hội (Tyrrell và cộng sự, 2017). Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” khi có khoảng 69% dân số trong độ tuổi 15 - 64. Tận dụng cơ hội dân số vàng phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là mục tiêu được Đảng, nhà nước quan tâm hàng đầu. Để phát huy được tối đa thế mạnh này, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: “Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững”. Nhìn chung, lực lượng lao động trong thời gian qua đã được cải thiện cả về quy mô lẫn chất lượng, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi thanh niên còn ở mức cao (4,87%), chưa khai thác hết lợi thế nhóm dân số trẻ, đặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: