Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.34 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với sự giúp đỡ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên, dự án "Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển tỉnh Phú Yên thông qua việc xây dựng mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học" được thực hiện nhằm xây dựng các mô hình xử lý nước thải trong các trang trại nuôi tôm với việc sử dụng cá rô phi và rong biển....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển Với sự giúp đỡ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên, dự án Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển tỉnh Phú Yên thông qua việc xây dựng mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học được thực hiện nhằm xây dựng các mô hình xử lý nước thải trong các trang trại nuôi tôm với việc sử dụng cá rô phi và rong biển. Trong khuôn khổ dự án, nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu NTTS I đã kết hợp với Phòng kinh tế huyện Đông Hoà, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Phú Yên, Trung tâm khuyến ngư Phú Yên đã thực hiện thành công thí nghiệm nghiên cứu xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng cá rô phi và rong biển nhằm xác định khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng dư thừa trong các trang trại nuôi tôm cũng như mật độ cá rô phi và rong biển sử dụng. Địa điểm nghiên cứu tại xã Hoà Hiệp Nam, huyện Đông Hoà, Phú Yên. Qua quá trình thử nghiệm về ảnh hưởng của các mật độ cá rô phi và rong biển khác nhau tới chất lượng nước được syphon từ ao nuôi thương phẩm cho thấy: Chất lượng nước trong bể không thả cá rô phi và rong câu luôn có sự biến động lớn, đặc biệt thể hiện qua các thông số như TAN,TN, TP, chlorophyll-a, độ trong. Hơn nữa, một số các thông số dinh dưỡng như NO3, TP, BOD5 trong bể cũng luôn cao hơn so với các bể có thả cá rô phi và rong biển. Chất lượng nước trong các bể có thả cá và rong biển nhìn chung ổn định hơn. Đối với các bể thả cá rô phi khác nhau cho thấy sự biến động của các thông số môi trường cũng khác nhau. Qua các thông số dinh dưỡng như TAN, TN, TP cho thấy với mật độ thả cá 3, 4 con/m2 khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải của các ao nuôi tôm thương phẩm là cao nhất. Với mật độ rong câu thả khác nhau, khả năng hấp thụ các chất vô cơ hoà tan như cũng khác nhau. Mật độ rong câu thả 300 gam/m2 cho thấy hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ hoà tan là cao nhất. Qua thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I đã đưa ra đề xuất mật độ cá và rong câu sử dụng cho các mô hình thử nghiệm ngoài thực địa là: Cá rô phi 3 con/m2 và rong câu 300 gram/m2 cho mô hình trang trại nuôi tôm có các ao xử lý nước thải riêng biệt và cá rô phi 4 con/m2 tính theo diện tích đăng lưới trong các ao nuôi tôm có cắm các giai thả cá rô phi bên trong.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi Bằng Rong Biển Với sự giúp đỡ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) và Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên, dự án Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng ven biển tỉnh Phú Yên thông qua việc xây dựng mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học được thực hiện nhằm xây dựng các mô hình xử lý nước thải trong các trang trại nuôi tôm với việc sử dụng cá rô phi và rong biển. Trong khuôn khổ dự án, nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu NTTS I đã kết hợp với Phòng kinh tế huyện Đông Hoà, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Phú Yên, Trung tâm khuyến ngư Phú Yên đã thực hiện thành công thí nghiệm nghiên cứu xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng cá rô phi và rong biển nhằm xác định khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng dư thừa trong các trang trại nuôi tôm cũng như mật độ cá rô phi và rong biển sử dụng. Địa điểm nghiên cứu tại xã Hoà Hiệp Nam, huyện Đông Hoà, Phú Yên. Qua quá trình thử nghiệm về ảnh hưởng của các mật độ cá rô phi và rong biển khác nhau tới chất lượng nước được syphon từ ao nuôi thương phẩm cho thấy: Chất lượng nước trong bể không thả cá rô phi và rong câu luôn có sự biến động lớn, đặc biệt thể hiện qua các thông số như TAN,TN, TP, chlorophyll-a, độ trong. Hơn nữa, một số các thông số dinh dưỡng như NO3, TP, BOD5 trong bể cũng luôn cao hơn so với các bể có thả cá rô phi và rong biển. Chất lượng nước trong các bể có thả cá và rong biển nhìn chung ổn định hơn. Đối với các bể thả cá rô phi khác nhau cho thấy sự biến động của các thông số môi trường cũng khác nhau. Qua các thông số dinh dưỡng như TAN, TN, TP cho thấy với mật độ thả cá 3, 4 con/m2 khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải của các ao nuôi tôm thương phẩm là cao nhất. Với mật độ rong câu thả khác nhau, khả năng hấp thụ các chất vô cơ hoà tan như cũng khác nhau. Mật độ rong câu thả 300 gam/m2 cho thấy hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ hoà tan là cao nhất. Qua thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I đã đưa ra đề xuất mật độ cá và rong câu sử dụng cho các mô hình thử nghiệm ngoài thực địa là: Cá rô phi 3 con/m2 và rong câu 300 gram/m2 cho mô hình trang trại nuôi tôm có các ao xử lý nước thải riêng biệt và cá rô phi 4 con/m2 tính theo diện tích đăng lưới trong các ao nuôi tôm có cắm các giai thả cá rô phi bên trong.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cá rô phi kinh nghiệm nuôi cá rô phi kỹ thuật chăn nuôi cơ giới hóa nông nghiệp phương pháp chăn nuôi kỹ thuật trồng trọtGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 122 0 0
-
Một số đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục của chuột lang nuôi làm động vật thí nghiệm
5 trang 117 0 0 -
Giáo trình Máy và thiết bị nông nghiệp: Tập I (Máy nông nghiệp) - Trần Đức Dũng (chủ biên)
195 trang 82 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 70 1 0 -
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
12 trang 66 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 62 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 57 1 0 -
NGHỀ CHĂN NUÔI NGAN AN TOÀN SINH HỌC
28 trang 53 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 47 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 47 0 0