Danh mục

Xử lý nước trong ao nuôi cá tra

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 147.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất thải từ các ao nuôi cá tra thâm canh khi thải ra sẽ có hại tới môi trường. Nước thải chứa dinh dưỡng và các chất rắn lơ lửng trong nước có thể tác động tới hệ sinh thái. Những mầm chứa trong nước thải có thể ảnh hưởng làm giảm sản lượng cá Để giảm rủi ro ở những khu vực bị ảnh hưởng, thì sự sản xuất trong vùng cần được quy hoạch, bố trí tốt hơn- giảm quy mô sản xuất với cả chất lượng nước thải phải được cải thiện khi lượng nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý nước trong ao nuôi cá tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cục Nuôi trồng thủy sản Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản Pha II Hợp phần Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10-12 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội , Việt Nam Điện thoại: +84 04 771 0148, 04 771 0147 Fax : +84 04 771 0143 E-mail: ncdan2005@yahoo.com; vudzungtien@mofi.gov.vn ___________________________________________________________________ Điều khoản Tham chiếu (Hoạt động số 3.2.2.1 - 2008) Tư vấn trong nước Về Xác định, đánh giá và soạn thảo sổ tay hướng dẫn về các phương pháp xử lý nước thải cho ao nuôi cá tra 1. CƠ SỞ Giai đoạn I của dự án Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản (FSPS I) do Danida và Bộ Thủy sản đồng tài trợ gồm có 5 hợp phần, bắt đầu triển khai từ tháng 1 năm 2000 và kết thúc vào tháng 12 năm 2005. Dự án Hỗ trợ Chương trình Ngành Thuỷ sản pha 2 dự kiến được triển khai từ tháng 1 năm 2006 cho đến tháng 12 năm 2010, có mục tiêu phát triển như sau : Các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản. Dự án Hỗ trợ chương trình ngành thủy sản pha 2 sẽ bao gồm 4 hợp phần: 1. Tăng cường Quản lý hành chính thủy sản 2. Tăng cường Quản lý Khai thác thủy sản 3. Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững 4. Tăng cường Năng lực sau thu hoạch và Marketing Mục tiêu trước mắt của SUDA là: Một ngành nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, năng suất và bền vững đem lại tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua thu nhập và việc làm. 1 Công tác tư vấn này đóng góp cho đầu ra số 3, đó là : Một hệ thống nuôi thuỷ sản đa dạng, hiệu quả, bền vững, và mang tính xã hội hoá được xây dựng ở 9 tỉnh và các vùng liên quan, với các chiến lược sản xuất chủ chốt được phổ biến ở cấp quốc gia. Chất thải từ các ao nuôi cá tra thâm canh khi thải ra sẽ có hại tới môi trường. Nước thải chứa dinh dưỡng và các chất rắn lơ lửng trong nước có thể tác động tới hệ sinh thái. Những mầm chứa trong nước thải có thể ảnh hưởng làm giảm sản lượng cá Để giảm rủi ro ở những khu vực bị ảnh hưởng, thì sự sản xuất trong vùng cần được quy hoạch, bố trí tốt hơn- giảm quy mô sản xuất với cả chất lượng nước thải phải được cải thiện khi lượng nước thải phải giảm xuống. Mặc dù các quy định về chất lượng nước thải của các ao nuôi đã được ban hành, những quy định này khó thực thi do những nguyên nhân khác nhau như khó khăn trong giám sát chất lượng nước thải và thiếu các phương pháp xử lý nước thải đã được công nhận, chính thức hoá. Hiện nay, các nhà quản lý đang tìm kiếm phương pháp xử lý nước thải khả thi mang tính kinh tế và đạt hiệu quả cao nhất để giảm lượng lước thải nhằm giảm lượng chất hữu cơ và mầm bệnh trong nước thải. Lợi nhuận thu được từ nuôi trồng cá tra khá thấp, do vậy cần xem xét tính kinh tế của phương pháp xử lý nước thải. Do giá đất trong vùng sản xuất cao nên bất cứ phương pháp xử lý nào ở bên ngoài ao cũng cần phải hạn chế diện tích đất sử dụng trong khu vực sản xuất tới mức tối thiểu. Có thể bằng cách bơm các nước thải ra xa nguồn nước, xa khỏi con sông thì có thể giảm bớt ô nhiễm nguồn nước và sử dụng được đất ở xa con sông vốn có chi phí thấp hơn. Các chất dinh dưỡng được lấy ra khỏi nước thải cần được trữ lại, hoặc tái sử dụng, nếu không chúng sẽ tiếp tục xâm nhập vào môi trường. Nếu như các chất dinh dưỡng được tái sử dụng để tạo ra sản phẩm khác thì đó sẽ là cách lý tưởng nhất. Lợi nhuận từ việc bán sản phẩm này có thể bù đắp một phần chi phí xử lý nước thải. Có thể loại bỏ chất dinh dưỡng bằng một số phương pháp a) như phương pháp cơ học với việc sử dụng máy lọc, b) biệp pháp sinh học khi cây cỏ mọc trong nước ở mật độ cao, c) như nuôi thuỷ sinh thực vật, d) cho nước thải chảy qua khu vực đầm được xây bao quanh, e) cho nước thải chảy qua ao/hồ nuôi cá, f) sử dụng nhiều máy sục khí và g) sử dụng các chế phẩm sinh học, hoặc k) kết hợp tất cả các biện pháp trên. Với mật độ sục khí thích hợp, tỉ lệ khí các-bon và khí ni-tơ tối ưu, các vi khuẩn trong ao có thể giúp phân huỷ một cách hiệu quả các chất thải mà không gây độc, giảm lượng chất dinh dưỡng thải ra, đồng thời giúp các loài tảo và sinh vật phù du trong ao phát triển nhanh. Việc cải thiện hiệu quả của quần xã vi sinh vật 2 trong ao có thể giúp tăng tốc độ tăng trưởng và nâng cao mức độ tái sử dụng nước thải trong ao (xem tài liệu tham khảo số 4 ở dưới). Các chế phẩm sinh học có thể giúp cho quá trình phân huỷ này. Tuy nhiên, trong ao cá tra, lượng chất dinh dưỡng cao nên khó có thể đo lường được hiệu quả của các chế phẩm sinh học. Khi sử dụng thuỷ sinh thực vật, ta phải chọn các loài có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở mức độ cao và có giá trị kinh tế như rau xanh cho con người, như thức ăn cho cá trắm cỏ, chế biến thành phân trộn để bón cho cây trồng, phục vụ việc tách hợp chất dùng trong y học, hoặc làm cơ chất trong nuôi côn trùng hoặc giun. Các phương án sử dụng chất hữu cơ trong nước thải có thể giúp tận dụng nhiều hơn những mảnh đất có ít giá trị sản xuất hơn ở vùng đồng bằng sông Củu Long và tạo ra nhiều việc làm mới cho người nghèo. Nếu chất lượng nước của nước thải có thể được cải thiện thoả đáng thì thực tế là nước có thể được tái sử dụng để nuôi cá tra và sản lượng sản xuất sẽ tăng lên. Đầu ra của hoạt động tư vấn này nhằm vào hoạt động của SUDA số 3.2.2.1 đầu ra 3, sẽ là: Một cuốn sổ tay hướng dẫn về các phương pháp xử lý nước thải khả thi mang tính kinh tế và tính ứng dụng c ...

Tài liệu được xem nhiều: