Danh mục

Xử lý và bảo quản thân cây sắn sau thu hoạch làm thức ăn cho trâu bò

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.55 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu xử lý và bảo quản thân cây sắn tươi (Manihot esculanta) nhằm sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Thân cây sắn tươi được nghiền nhỏ, sau đó ủ chua với rỉ mật, bột sắn (0, 2, 4 và 6%), kiềm hóa với ure (0; 1,5; 2,0; 2,5%) trong các hộp nhựa tới 30, 60, 90 ngày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý và bảo quản thân cây sắn sau thu hoạch làm thức ăn cho trâu bòKHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN THÂN CÂY SẮN SAU THU HOẠCH LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ Đặng Hoàng Lâm, Cao Văn Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu xử lý và bảo quản thân cây sắn tươi (Manihot esculanta) nhằm sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Thân cây sắn tươi được nghiền nhỏ, sau đó ủ chua với rỉ mật, bột sắn (0, 2, 4 và 6%), kiềm hóa với ure (0; 1,5; 2,0; 2,5%) trong các hộp nhựa tới 30, 60, 90 ngày. Kết quả cho thấy, thân cây sắn sau xử lý cho phép có thể bảo quản đến 90 ngày mà không làm thay đổi màu sắc, mùi vị; ủ chua đảm bảo rất ít nấm mốc trong khối ủ. Về thành phần hóa học, ủ chua đến 30 ngày làm giảm pH (< 4,2), tăng VCK và giảm NDF (p < 0,05) nhưng không làm thay đổi các giá trị protein thô, ADF, ADL trong thân cây sắn; HCN giảm đáng kể so với thân cây tươi (≤ 47,07 mg/kg). Kiềm hóa sau 30 ngày thân cây sắn kiềm hóa với tỷ lệ ure khác nhau đều có pH tăng (pH >8), giảm VCK, NDF của thân cây sắn so với thân cây tươi (p < 0,05); HCN giảm nhanh (< 2,5mg/kg ở công thức ủ có 2,5% ure). Sử dụng thân cây sắn sau chế biến với mức 35%VCK trong khẩu phần ăn của bò thịt cho thấy, tăng trọng của bò trong thí nghiệm không cao hơn so với bò sử dụng khẩu phần đối chứng. Từ khóa: Thân cây sắn, kiềm hóa, ủ chua, thành phần hóa học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chăn nuôi trâu bò, thức ăn thô xanh có vai trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả kinhtế chăn nuôi. Nguồn thức ăn thô xanh cung cấp cho trâu, bò ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vàochăn thả tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). Do vậy, đa dạnghóa các nguồn thức ăn cho trâu bò phù hợp với các sản phẩm chủ yếu từ trồng trọt của từng vùngsinh thái là cần thiết để duy trì và phát triển đàn trâu bò ở các địa phương khác nhau. Năm 2011, nước ta có 560,1 nghìn ha đất trồng sắn (Niên giám thống kê, 2012). Tuy nhiên,sản phẩm duy nhất được sử dụng từ cây sắn là củ sắn; các sản phẩm phụ như thân, lá cây sắnchưa được tận dụng làm thức ăn cho bò. Các phụ phẩm từ sắn có hạn chế lớn là hàm lượng độctố HCN lớn gây ngộ độc cho gia súc nên cần có những biện pháp chế biến mới có thể sử dụngđược (Phạm Hồ Hải, 2010). Các nghiên cứu trước đây đã đề cập xử lý một số phụ phẩm từ câysắn làm thức ăn chăn nuôi như: lá sắn, ngọn sắn, bột đen trong chế biến tinh bột sắn, bã sắn,vỏ sắn, đầu mẩu củ sắn. Cao Văn và cs (2010) cũng đã đề cập đến vấn đề chế biến và bảo quảnthân cây sắn bằng phương pháp ủ chua thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Sử dụngthân cây sắn ủ chua cho bò trong vụ Đông Xuân đã không làm giảm tăng trọng tích lũy của bò.Tuy nhiên, đến nay, các nghiên cứu để chế biến và bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho giasúc nhai lại chưa được hoàn thiện như chưa tìm hiểu sự biến đổi thành phần hóa học của thâncây sắn sau chế biến, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả sử dụng thân cây sắn được xửlý và bảo quản trong chăn nuôi bò thịt. Do vậy, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự biến đổi về tínhchất vật lý, hóa học và khả năng sử dụng thân cây sắn tươi sau thu hoạch được xử lý và bảo quảnlàm thức ăn cho gia súc nhai lại.112 KHCN 1 (30) - 2014 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Thân cây sắn tươi của giống sắn lá tre sau khi thu hoạch trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; chặtbỏ 20cm phần gốc sau đó được nghiền nhỏ bằng máy nghiền búa mắt sàng có đường kính là 12mm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm đánh giá khả năng bảo quản thân cây sắn tươi: Thân cây sắn tươi nghiền nhỏđược ủ chua với rỉ mật (0%, 2%, 4%, 6%), bột sắn (0%, 2%, 4%, 6%) và kiềm hóa với ure (1,5%,2% và 2,5%) sau đó nén chặt từ 3,0kg thân cây sắn vào trong hộp nhựa loại 3,5 lít. Các hộpđược bịt kín, dán nhãn ghi rõ công thức ủ, ngày ủ sau đó được bảo quản trong điều kiện phòngthí nghiệm. Sau khi ủ được 30, 60, 90 ngày, các mẫu đại diện được lấy (theo TCVN 4325:2007)để đánh giá theo các chỉ tiêu trực quan (màu sắc, mốc, mùi vị), độ pH (Hartley và Jones, 1978),thành phần hóa học (VCK theo TCVN 4326:2001, protein thô theo TCVN 4328-1:2007, khoángtổng số theo TCVN 4327:2007, HCN (mg/kg) theo TCN 604-2004; NDF, ADF, ADL theo VanSoet và Robertson, 1985). Bảng 1. Lượng thức ăn thu nhận và giá trị dinh dưỡng thu nhận hàng ngày của bò thí nghiệm Χ ± mΧ Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: