Danh mục

XỬ TRÍ NGỪNG TIM VÀ HỒI SỨC - Phần 1

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.11 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ABC CỦA HỒI SỨC (RESUSCITATION) LÀ GÌ ? - Airway, breathing, và circulation. 2/ HỒI SỨC TIM-PHỔI (CPR : CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ? 1. Khởi động hệ EMS (emergency medical service) 911 nếu ở ngoài bệnh viện hay đội đáp ứng ngừng tim (cardiac arrest response team) nếu ở trong bệnh viện. 2. Khai thông đường khí bằng thao tác nghiên đầu-nâng cằm (head tilt-chin lift) hay nghiên đầu-đẩy mạnh hàm (head tilt-jaw thrust). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XỬ TRÍ NGỪNG TIM VÀ HỒI SỨC - Phần 1 XỬ TRÍ NGỪNG TIM VÀ HỒI SỨC Phần 1 (MANAGEMENT OF CARDIAC ARREST AND RESUSCITATION) 1/ ABC CỦA HỒI SỨC (RESUSCITATION) LÀ GÌ ? - Airway, breathing, và circulation. 2/ HỒI SỨC TIM-PHỔI (CPR : CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ? 1. Khởi động hệ EMS (emergency medical service) 911 nếu ở ngoài bệnh viện hay đội đáp ứng ngừng tim (cardiac arrest response team) nếu ở trong bệnh viện. 2. Khai thông đường khí bằng thao tác nghiên đầu-nâng cằm (head tilt-chin lift) hay nghiên đầu-đẩy mạnh hàm (head tilt-jaw thrust). Những thao tác này đưa hàm dưới ra trước và nâng lưỡi và nắp thanh quản (epiglottis) ra khỏi lỗ thanh môn (glottic opening). Để cải thiện sự thông thương đường khí, hút miệng và khẩu-hầu (oropharynx) và đưa vào một canun khẩu-hầu hay tỵ-hầu (oropharyngeal or nasopharyngeal airway). 3. Giúp thở bằng cách thực hiện sự thông khí miệng-miệng (mouth-to- mouth breathing), miệng-mặt nạ (mouth-mask breathing), hay quả bóng- van-mặt nạ (bag-valve-mask breathing). Kỹ thuật được khuyến nghị tùy thuộc vào bối cảnh lâm sàng, thiết bị có sẵn, và kỹ năng và đào tạo của người sơ cứu. 4. Sau khai thông đường khí và khởi đầu thông khí cứu nguy (rescue breathing), kiểm tra sự tuần hoàn tự phát (spontaneous circulation) bằng cách ấn chẩn mạch cảnh hay đùi. Nếu bệnh nhân không có mạch, hãy bắt đầu xoa bóp lồng ngực. Hãy bóp lồng ngực một cách nhẹ nhàng và mạnh 80- 100 lần mỗi phút. Nếu có hai người sơ cứu, hãy xen một thông khí nhân tạo (artificial breath) sau mỗi 5 lần xoa bóp lồng ngực (chest compression). Nếu chỉ có một người sơ cứu, sự nối tiếp được khuyến nghị là 30 lần xoa bóp lồng ngực, theo sau bởi 2 lần thông khí. 3/ NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA QUY TẮC ABC ? 1. Ngừng tim nơi bệnh nhân đang được monitoring (monitored cardiac arrest). Khi một bệnh nhân đang được monitoring đột nhiên bị nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia) hay rung thất (ventricular fibrillation), khử rung điện tức thời (immediate electrical defibrillation) là ưu tiên. 2. Ngừng tim do chấn thương (traumatic arrest). Trong trường hợp ngừng tim do chấn thương, hồi sức tim-phổi ngực kín (closed-chest CPR) thường không có hiệu quả. Trong chấn thương, nguyên nhân c ủa ngừng tim có thể là tràn khí màng phổi tăng áp (tension pneumothorax), chèn ép tim (cardiac tamponade), hay một sự xuất huyết kiệt máu (exsanguinating hemorrhage) từ ngực và bụng. Mở ngực tức thời (immediate thoracotomy), chứ không phải hồi sức tim-phổi (CPR), được chỉ định. Trong trường hợp chấn thương sọ-mặt quan trọng hay giảm tốc mạnh (forceful deceleration), có thể có một gãy xương hay trật khớp đốt sống cổ. Khi nghi ngờ chấn thương cổ, thủ thuật đẩy mạnh hàm (jaw thrust) (không bao giờ là nghiên đầu, head tilt) nên được sử dụng để khai thông đường khí. 4 /GIẢI THÍCH CƠ CHẾ CỦA SỰ LƯU THÔNG MÁU TRONG HỒI SỨC TIM-PHỔI. Hai mô hình cơ bản giải thích cơ chế máu chảy trong hồi sức tim-phổi (CPR). 1. Trong mô hình bơm tim (cardiac pump model), tim bị đè ép giữa xương ức và cột sống. Sự đè ép ngực (chest compression) tạo nên kỳ thu tâm, và van nhĩ-thất đóng lại bình thường, đảm bảo máu chảy một chiều, hướng về phía trước. Trong thời kỳ giãn (relaxation phase) (trương tâm), các áp suất trong tim hạ xuống, các van mở ra, và máu được dồn về tim từ hai lá phổi và các tĩnh mạch chủ. Trong mô hình bơm ngực (thoracic pump model), tim được xem như là một ống dẫn thụ động (a passive conduit). Đè ép ngực đưa đến tăng đồng bộ các áp suất trong toàn thể tim và lồng ngực. Sự chảy máu về phía trước đạt được chủ yếu trong hệ động mạch bởi vì các động mạch có thành cứng làm mạch máu không bị xẹp lại và bởi vì sự chảy máu ngược lại bị ngăn cản trong các tĩnh mạch lớn bởi các van một chiều (one-way valves). Những khía cạnh của hai mô hình đã được chứng minh trên các mô hình động vật, và cả hai bơm có lẽ góp phần vào sự lưu thông máu trong hồi sức tim-phổi. 5/ LƯU LƯỢNG MÁU ĐẾN NÃO VÀ TIM CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG HỒI SỨC TIM-PHỔI KHÔNG ? Trong mô hình bơm tim và mô hình bơm ngực, lưu lượng máu đến não tỷ lệ với hiệu số áp lực giữa động mạch chủ và tĩnh mạch cổ trong thời kỳ thu tâm (giai đoạn đè ép ngực của CPR). Lưu lượng máu được đo trong thí nghiệm khoảng 30% lưu lượng bình thường. Lưu lượng máu đến tim xảy ra trong giai đoạn giãn (relaxation phase) của CPR và tỷ lệ với hiệu số áp lực giữa động mạch chủ và tâm nhĩ phải trong kỳ trương tâm. Lưu lượng máu cơ tim qua các động mạch vành là zero trong hồi sức tim-phổi ngực kín (closed- chest CPR), và máu chảy ngược động mạch vành cũng đã được chứng tỏ. 6/ NÓI VỀ VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP DƯỢC LÝ TRONG HỒI SỨC TIM-PHỔI (CRP). Mục đích tức thời của liệu pháp dược lý là cải thiện lưu lượng máu cơ tim, tham số chủ chốt dẫn đến s ...

Tài liệu được xem nhiều: