Danh mục

XỬ TRÍ NGỪNG TIM VÀ HỒI SỨC - Phần 2

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NHỊP THẤT TỰ PHÁT (IDIOVENTRICULAR RHYTHM) LÀ GÌ ? - Nhịp thất tự phát (Idioventricular rhythm) là một nhịp thoát tâm thất (ventricular escape rhythm) có tần số dưới 40 đập mỗi phút, với QRS rộng hơn 0, 16 giây. - Nhịp này được liên kết với bloc AV dưới nút, nhồi máu cơ tim mức độ rất lớn, chèn ép tim (cardiac tamponade), và chảy kiệt máu (exsanguinating hemorrhage).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XỬ TRÍ NGỪNG TIM VÀ HỒI SỨC - Phần 2 XỬ TRÍ NGỪNG TIM VÀ HỒI SỨC Phần 2 17/ NHỊP THẤT TỰ PHÁT (IDIOVENTRICULAR RHYTHM)LÀ GÌ ? - Nhịp thất tự phát (Idioventricular rhythm) là một nhịp thoát tâm thất(ventricular escape rhythm) có tần số dưới 40 đập mỗi phút, với QRS rộnghơn 0, 16 giây. - Nhịp này được liên kết với bloc AV dưới nút, nhồi máu cơ tim mứcđộ rất lớn, chèn ép tim (cardiac tamponade), và chảy kiệt máu(exsanguinating hemorrhage). 18/ NHỊP THẤT TỰ PHÁT VÔ MẠCH (PULSELESSIDIOVENTRICULAR RHYTHM) CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢCKHÔNG ? - Sốc điện trì hoãn thường đưa đến vô tâm thu (asystole) hay một nhịpthất tự phát vô mạch, thường không thể điều trị được và dẫn đến tử vong. - Nơi những thí nghiệm động vật, epinephrine liều lượng cao (0,1-0,2mg/kg) đã giúp phục hồi tính co bóp của tim và hoạt động của nút dẫn nhịp,vì vậy nó có thể cải thiện tiên lượng tim nhịp chậm-vô tâm thu(bradyasystole) sau sốc điện. Trong bối cảnh trước bệnh viện, nhịp thất tựphát vô mạch có thể là một nhịp tạm thời sau khử rung. 19/ NHỊP HẤP HỐI (AGONAL RHYTHM) LÀ GÌ ? Nhịp hấp hối là một nhịp tâm thất không đều không có co bóp tim. 20/ VÔ TÂM THU LÀ GÌ ? - Vô tâm thu (asystolie) là sự vắng bóng hoàn toàn của hoạt động điệncủa tim. - Vô tâm thu thường được quan sát muộn, sau rung thất và phân lyđiện- cơ. 21/ VÔ TÂM THU (ASYSOLE) ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾNÀO ? 1. Xác nhận sự vắng mặt của hoạt động tim (một ECG thẳng đường cóthể được ghi nhận bởi vì những sai lầm kỹ thuật). Kiểm tra sự vắng mạchnơi các động mạch đùi và cảnh. Kiểm tra xem các dây điện có bị lỏng hay bịrời ra không và monitor leads. 2. Atropine (1 mg IV) được cho để chống lại trương lực phế vị thấp(có thể đi kèm theo nhồi máu cơ tim dưới-sau, nhiễm axit, ngộ độc thuốc,hay giảm oxy mô. 3. Tiêm epinephrine hay vasopressin (40 đơn vị tĩnh mạch). 4. Đối với vô tâm thu đề kháng, xét cho các tác nhân inotropic nhưaminophylline, 250 mg tĩnh mạch. 22/ KHỬ RUNG ĐIỆN HAY LIỆU PHÁP TẠO NHỊP CÓ ĐƯỢCSỬ DỤNG ĐỐI VỚI VÔ TÂM THU KHÔNG ? Khử rung điện (electrical defibrillation) được dành cho những trườnghợp mà sự phân biệt giữa vô tâm thu và rung thất mịn (fine ventricularfibrillation) là khó khăn ; trong những tình huống mơ hồ này, khử rung nênđược sử dụng sau khi cho epinephrine. Liệu pháp tạo nhịp (pacemakertherapy) thường được thử đối với vô tâm thu nhưng hiếm khi hiệu quả trongviệc phục hồi một nhịp có mạch. 23/ NHỮNG ĐƯỜNG CHO THUỐC THÍCH HỢP LÀ NHỮNGĐƯỜNG NÀO ? Đường tĩnh mạch là đường cho thuốc được ưa thích trong khi ngừngtim- hô hấp (cardiopulmonary arrest). Nếu mot catheter tĩnh mạch trungương đã được thiết đặt, thì nên sử dụng port bơm thuốc xa nhất. Nếu không,sự sử dụng một catheter ngoại biên đưa đến một khởi đầu tác dụng hơichậm, mặc dầu tác dụng cao điểm của thuốc tương tự đối với đường trungương. Tiêm vào trong tim nên được dành cho những trường hợp xoa bóp timngực mở (open cardiac massage). Nhiều thuốc (epinephrine, atropine,lidocaine) được hấp thụ vào toàn thân sau khi được cho bằng đường nội khíquản, tuy nhiên tính hiệu quả của đường cho thuốc này trong CPR là đángngờ. Lưu lượng máu qua phổi và sự hấp thụ toàn thân là tối thiểu trong CPR.Những nghiên cứu trên động vật gợi ý rằng những đáp ứng huyết độnggiống nhau chỉ có thể xảy ra khi các liều lượng cho qua đường nội khí quản10 lần nồng độ cho bằng đường tĩnh mạch. Mỗi thuốc được dùng để hồi sứccó thể được cho với liều lượng quy ước qua đường trong xương(intraosseous route). Phương pháp này có thể hữu ích nơi các bệnh nhi khiđường tĩnh mạch không thể được thiết lập. 24/ ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRUNG TÂM CÓ PHẢI LÀ ĐƯỜNGTIẾP CẬN TỐT NHẤT VỚI TUẦN HOÀN ? Vâng. Tuy nhiên, những lượng lớn thể tích dịch có thể được đưa vàohệ tĩnh mạch một cách nhanh chóng hơn, qua những catheter tĩnh mạchngoại biên cỡ lớn. Một catheter 14G, 5 cm (ngoại biên) có thể cho lưu lượnghai lần nhiều hơn một catheter 16G, 20 cm (trung ương). Sự thiết đặt đườngtĩnh mạch trung tâm có thể được liên kết với các biến chứng đáng kể, gồmcó tràn khí màn phổi, nghẽn mạch khí (air embolus), và chích vào độngmạch. Nơi những bệnh nhân bị giảm thể tích, ở họ những tĩnh mạch trungtâm bị xẹp và những tĩnh mạch ngoại biên co lại, đặt ống tĩnh mạch(cannulation) có thể khó khăn. 25/ ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRUNG TÂM CÓ MANG LẠI LỢIÍCH ĐIỀU TRỊ VÀ CHẨN ĐOÁN KHÔNG ? Vâng. Một đường trung tâm cho phép tiêm thuốc trực tiếp vào phíaphải của tim. Sự nhận biết một áp lực tĩnh mạch trung tâm cao có thể chỉ rõsự cần thiết phải điều trị những nguyên nhân có thể đảo ngược của hoạt độngđiện vô mạch (PEA), như chèn ép tim (cardiac tamponade) hay tràn khímàng phổi tăng áp (tension pneumothorax). 26/ NHỮNG CỐ GẮNG HỒI SỨC TIỀN B ...

Tài liệu được xem nhiều: