Danh mục

Xử trí stress

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.82 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đau và stress luôn đi song hành với nhau. Khi bạn đau, bạn bị giảm khả năng xử lý stress của cuộc sống hàng ngày. Những rắc rối thông thường trở thành những trở ngại lớn. Stress cũng có thể khiến bạn làm những việc làm tăng cơn đau, chẳng hạn như căng cơ, nghiến răng và co cứng vai. Tóm lại đau gây stress, và stress làm tăng đau. Bước đầu tiên trong việc phá vỡ vòng tròn đau - stress này là thừa nhận rằng stress là phản ứng của bạn đối với sự kiện, chứ không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí stress Xử trí stress Đau và stress luôn đi song hành với nhau. Khi bạn đau, bạn bị giảmkhả năng xử lý stress của cuộc sống hàng ngày. Những rắc rối thông thườngtrở thành những trở ngại lớn. Stress cũng có thể khiến bạn làm những việclàm tăng cơn đau, chẳng hạn như căng cơ, nghiến răng và co cứng vai. Tómlại đau gây stress, và stress làm tăng đau. Bước đầu tiên trong việc phá vỡ vòng tròn đau - stress này là thừanhận rằng stress là phản ứng của bạn đối với sự kiện, chứ không phải là bảnthân sự kiện. Stress là thứ mà bạn có thể kiểm soát. Đó là lý do tại sao nhữngsự kiện gây stress cho một số người lại không gây stress cho những ngườikhác. Ví dụ, việc đi làm buổi sáng có thể khiến bạn lo lắng và căng thẳngbởi vì bạn coi đó là thời gian đáng sợ. Tuy nhiên, đồng nghiệp của bạn lạithấy đó là lúc thư giãn. Cô ấy tận hưởng thời gian của riêng mình mà khôngbị xao nhãng. Hiểu rằng bạn đang kiểm soát stress có thể giúp bạn triển khainhững chiến lược tích cực để đối phó với stress. Bạn phản ứng với stress như thế nào Khi gặp phải stress, cơ thể của bạn phản ứng theo cách tương tự nhưvới sự đe doạ về thể xác. Nó tự động vào số để đối mặt với thách thức hoặctập trung sức mạnh cần thiết để thoát khỏi rắc rối. Phản ứng đánh trả hoặcchạy trốn này là kết quả của việc giải phóng những hormon khiến cơ thểchuyển sang trạng thái tăng tốc. Tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên vàhơi thở dồn dập. Hệ thần kinh cũng bắt đầu hành động, khiến cơ mặt căng ravà cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn. Stress có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Stress tích cực mang lại cảm giác phấn khích và thời cơ. Stress tíchcực thường giúp các vận động viên lập thành tích tốt hơn khi thi đấu so vớikhi luyện tập. Những ví dụ khác về stress tích cực bao gồm việc làm mớihoặc sinh con. Stress tiêu cực xảy ra khi bạn cảm thấy không kiểm soát được hoặcphải chịu áp lực thường xuyên hay rất lớn. Bạn có vấn đề về sự tập trung,hoặc bạn cảm thấy cô đơn. Các vấn đề về gia đình, tài chính, công việc, côlập và sức khoẻ, bao gồm bị đau, là những nguyên nhân hay gặp gây stresstiêu cực. Stress liên tục có thể tác động xấu đến sức khoẻ. Ngoài sự căng thẳngmà nó gây ra cho hệ tim mạch, hormon cortisol giải phóng trong stress cóthể ức chế hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và bị bệnh. Stress cũnggây đau đầu và làm nặng thêm các bệnh tiêu hóa và và bệnh hen. Tác nhân nào khiến bạn bị stress? Stress thường có liên quan với những tình huống hoặc sự kiện mà bạnthấy khó xử lý. Cách bạn nhìn nhận sự việc cũng ảnh hưởng tới mức độstress. Nếu bạn có kỳ vọng cao hoặc phi thực tế, thì nhiều khả năng bạn sẽ bịstress. Hãy dành thời gian để nghĩ về nguyên nhân khiến bạn bị stress. Stresscó thể liên quan với các yếu tố bên ngoài, như: Cộng đồng  Sự kiện ngoài dự kiến  Môi trường  Công việc  Gia đình  Stress cũng có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên trong, như: Hành vi thiếu trách nhiệm  Thói quen sức khoẻ xấu  Thái độ và cảm xúc tiêu cực  Kỳ vọng phi thực tế  Cầu toàn  Ghi lại những gì có vẻ là nguồn gốc của stress ở bạn. Và sau đó tự hỏixem bạn có thể làm gì để giảm bớt hoặc tránh chúng. Có một số yếu tố gâystress mà bạn có thể kiểm soát, và một số khác thì không. Hãy tập trung vàonhững sự kiện mà bạn có thể thay đổi. Đối với những tình huống vượt quátầm kiểm soát của bạn, hãy tìm cách để thích nghi – luôn giữ bình tĩnh trongnhững hoàn cảnh khó khăn. Các chiến lược để giảm stress Nhận thức được stress trong cuộc sống hằng ngày là một chuyện, cònbiết cách thay đổi nó lại là chuyện khác. Khi bạn xem kỹ danh sách nhữngyếu tố khiến bạn bị stress, hãy cẩn thận nghĩ xem tại sao chúng lại khiến bạnkhó chịu như vậy. Ví dụ, nếu một ngày bận rộn là nguồn gốc gây stress, hãytự hỏi mình xem liệu đó có phải do bạn thường ôm đồm quá nhiều việc trongmột ngày hay là do bạn không tổ chức công việc. Những kỹ thuật sau có thể giúp bạn giảm bớt những nguồn gây stressmà bạn có thể kiểm soát và đối phó tốt hơn với những nguồn gây stress màbạn không thể kiểm soát. Thay đổi lối sống Xem xét những thay đổi dưới đây trong nếp sinh hoạt bình thường: Lên kế hoạch cho một ngày. Điều này giúp bạn có cảm giác làm chủ cuộc sống của mình hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách dậy sớm hơn 15phút để đỡ phải vội vàng vào buổi sáng. Hãy làm những việc không ưa thíchvào đầu ngày và hoàn thành chúng sớm. Lên lịch các hoạt động hàng ngàysao cho bạn không gặp phải sự xung đột hoặc phải vội vàng vào phút cuối.Vì cơn đau có thể xẩy ra vào bất kỳ t ...

Tài liệu được xem nhiều: