Danh mục

Ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 540.59 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng việc điều tra bảng hỏi trên 1.500 thanh niên hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại 07 tỉnh thành trong cả nước, bài viết đã đưa ra cái nhìn khái quát về những ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy, đa số thanh niên được điều tra đã hoặc đang có một dự định khởi nghiệp với động cơ lớn nhất là nhằm phát triển sự nghiệp. Để thực hiện được tốt dự án khởi nghiệp của mình, thanh niên mong muốn được hỗ trợ về vốn, kiến thức, công nghệ, thị trường... Kết quả nghiên cứu thu được là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay Ý ĐỊNH, ĐỘNG CƠ VÀ MONG MUỐN KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY TS. Nguyễn Tuấn Anh Viện Nghiên cứu Thanh niên Tóm tắt Bằng việc điều tra bảng hỏi trên 1.500 thanh niên hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại 07 tỉnh thành trong cả nước, bài viết đã đưa ra cái nhìn khái quát về những ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy, đa số thanh niên được điều tra đã hoặc đang có một dự định khởi nghiệp với động cơ lớn nhất là nhằm phát triển sự nghiệp. Để thực hiện được tốt dự án khởi nghiệp của mình, thanh niên mong muốn được hỗ trợ về vốn, kiến thức, công nghệ, thị trường… Kết quả nghiên cứu thu được là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên. Từ khóa: Khởi nghiệp, mong muốn, ý định, thanh niên 1. Đặt vấn đề Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề khởi nghiệp được nhắc đến khá nhiều. Tính đến thời điểm hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính tinh thần khởi nghiệp kinh doanh là nhân tố tiên quyết để hình thành nên lực lượng đó. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu quốc gia khởi nghiệp trong tương lai. Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Cho đến nay, tồn tại nhiều định nghĩa về “khởi nghiệp” (tiếng Anh là Startup). Theo các tài liệu học thuật quốc tế, Startup là doanh nghiệp hoặc một tổ chức tạm thời, được thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng (Blank, 2010). Khởi nghiệp là sự nghiệp sáng tạo ra sản phẩm mới, tổ chức mới nhằm tạo ra vị thế mới cho mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng và quốc gia. Khởi nghiệp không chỉ là thiết lập mô hình kinh doanh với thành công về tài chính mà còn là khởi nghiệp hướng tới phục vụ cộng đồng, quốc gia, giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, phát triển bền vững, gắn với tạo lập các giá trị mới về xã hội và văn hóa. Khởi nghiệp là giai đoạn đầu tiên, khởi đầu cho một doanh nghiệp khi những 144 người sáng lập doanh nghiệp tích lũy đủ điều kiện kinh tế, tài chính, biến những ý tưởng của mình thành hoạt động trao đổi thương mại. Sobel và King (2008) nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Có thể nói, tính đến nay, Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực tạo môi trường thuận lợi và điều kiện tốt nhất trong khả năng để khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, nhất là trong giới trẻ. Hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo phát triển khá mạnh trong hai năm vừa qua. Nhiều tổ chức hỗ trợ, cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp được thành lập. Cùng với đó, sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước đã mang đến không khí khởi nghiệp khá sôi động. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo diễn ra rầm rộ, mang đến nhiều kết quả đáng ghi nhận. Khởi nghiệp luôn là vấn đề mà thanh niên mong đợi, khát vọng, để có điều kiện thực hiện ý tưởng của mình. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2018, dân số thanh niên Việt Nam (từ 16 - 30 tuổi) là 23.316.000 người (chiếm 24,6% dân số cả nước). Đây là một lực lượng rất quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên về học tập, nghề nghiệp, việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần. Nhu cầu về nghề nghiệp, việc làm là một trong những nhu cầu quan trọng của thanh niên hiện nay. Muốn có một công việc tốt, một tương lai tốt, chắc chắn thanh niên cần quá trình khởi nghiệp, tạo dựng lâu dài. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về những ý định và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp góp phần tạo dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp, chính sách để hỗ trợ thanh niên có tiền đề tốt để khởi nghiệp và nâng cao tỉ lệ khởi nghiệp thành công. 2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện năm 2018 với nguyên tắc chọn mẫu thuận tiện trên 1.500 khách thể thanh niên (tuổi trung bình 21,7; độ lệch chuẩn 5,12 tuổi) hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại các địa bàn: Lào Cai, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Kon Tum; Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Các đặc điểm nhân khẩu học của các khách thể này cụ thể như sau: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: