Danh mục

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 4: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNH

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu y học cổ truyền kinh điển - sách linh khu: thiên 4: tà khí tạng phủ bệnh hình, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 4: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNH THIÊN 4: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNHHoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Tà khí trúng vào người thì thế nào ?” [1].Kỳ Bá đáp : “Tà khí trúng vào người thì trúng vào chỗ cao” [2].Hoàng Đế hỏi: “Cao hay thấp, có phân độ gì không ?” [3].Kỳ Bá đáp : “Từ nửa thân mình trở lên do tà khí trúng vào, từ nửa thân hình trởxuống do thấp khí trúng vào [4]. Cho nên mới nói rằng tà khí khi trúng vào ngườithì không ở vào 1 nơi nhất định, trúng vào Âm thì lưu chảy vào phủ, trúng vàoDương thì lưu chảy vào kinh [4].Hoàng đế hỏi: “Âm và Dương, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng cùng đồng loại vớinhau, trên dưới cùng tương hội, kinh và lạc quán thông nhau như chiếc vòng ngọckhông đầu mối [5]. Nay tà khí trúng vào người, có khi trúng vào Âm, có khi trúngvào Dương, trên dưới, trái phải, không ở hẳn vào 1 nơi ‘hằng thường’ nào cả [6].Lý do nào đã khiến như thế?”[7]Kỳ Bá đáp : “Chỗ hội của các kinh Dương đều ở nơi mặt [8]. Tà khí trúng vàongười vào lúc mà (nguyên khí) bị hư, (tà khí) ‘thừa’ lúc đó (để vào), hoặc lúc mớidùng quá sức, hoặc ăn uống mồ hôi ra, tấu lý mở, do vậy mà tà khí mới trúng vào[9]. Khi tà khí trúng vào mặt thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Dương minh[10]. Khi tà khí trúng vào cổ gáy, thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Tháidương [11]. Khi tà khí trúng vào má thì nó theo xuống dưới bằng đương kinhThiếu dương [12]. Khi tà khí trúng vào ngực và lưng, hai bên sườn thì cũng giốngnhư là trúng vào các kinh (Dương) vậy” [13].Hoàng Đế hỏi: “Tà khí trúng vào kinh Âm thì thế nào ?” [14].Kỳ Bá đáp : “Tà khí trúng vào kinh Âm thường theo vùng cánh tay và cẳng chânmà bắt đầu [15]. Ôi ! Cánh tay và cẳng chân có phần da mép trong (Âm bì) mỏng,thịt nhuận mà mềm, cho nên cùng thọ phong tà mà chỉ độc thương ở Âm mà thôi”[15].Hoàng Đế hỏi: “Nguyên nhân trúng tà này có làm thương đến tạng không ?” [16].Ký Bá đáp : “Thân thể con người khi trúng phong, không nhất định là phải làmthương đến tạng [17]. Bởi vì khi tà khí nhập vào theo con đường kinh Âm, bấy giờtạng khí còn thực, tà khí vào, nhưng không thể ‘ở khách’, vì thế nó phải quay trởlại phủ [18]. Cho nên mới nói rằng: “Tà khí trúng vào Dương thì lưu chảy vàokinh, trúng vào Âm thì lưu chảy vào phủ” [19].Hoàng Đế hỏi: “Tà khí khi trúng vào tạng của con người thì thế nào ?” [20].Ký Bá đáp : “Buồn sầu, ưu tư, sợ hãi làm tổn thương đến Tâm, thân hình đang bịlạnh, lại uống thức uống lạnh vào thì sẽ làm tổn thương đến Phế, nếu để cho 2 cáihàn (trong và ngoài) cùng cảm thì trong và ngoài đều bị thương, cho nên khí bịnghịch mà thượng hành. có khi bị té xuống, ác huyết giữ vào bên trong, hoặc cókhi có việc phải giận dữ, khí lên mà không xuống được, để rồi tích ở dưới sườn, sẽlàm thương đến Can [21]. Có khi bị đánh, té, hoặc uống rượu say rồi làm chuyệntrai gái, hoặc mồ hôi mà đứng trước gió, tất cả sẽ làm thương đến Ty [22]ø. Có khidùng quá sức, gánh vác vật nặng, hoặc làm chuyện trai gái quá độ, mồ hôi ra tắmthì sẽ làm thương đến Thận” [23].Hoàng Đế hỏi: “Ngũ tạng bị trúng phong như thế nào ?” [24].Kỳ Bá đáp : “Chỉ khi nào Âm lẫn Dương đều bị cảm thì tà khí mới có cơ hội ‘tấncông’ vào” [25].Hoàng Đế nói: “Đúng vậy thay !” [26].Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Đầu mặt và thân hình, thuộc vào nhau do cốt (xương),liền vào nhau bởi cân (gân), đồng huyết, hợp khí [27]. Mỗi khi trời lạnh, có thể làmnứt đất, đóng băng, khi cơn lạnh đến vội sẽ làm cho tay chân bị bủn rủn, trong lúcđó thì gương mặt của người không cần che lại tại sao thế ?” [28].Kỳ Bá đáp : 12 kinh mạch, 365 lạc, huyết khí (của chúng) đều lên mặt và thoát rabằng những không khiếu [29]. Khí ‘tinh Dương’ thì chạy lên trên vào mắt thành ratinh khí, khí ‘biệt’ chạy lên trên thoát ra mũi thành ra xú khí, khí ‘trọc’ xuất ra ở Vịchạy lên trên môi và lưỡi thành vị khí [30]. Tân dịch của các khí đều lên trên hơấm gương mặt, hơn nữa ø da mặt lại dày, bắp thịt cứng hơn [31]. Cho nên, dù thiênkhí có lạnh đến đâu cũng không ‘thắng’ được (sức chịu lạnh của mặt) vậy” [32].Hoàng Đế hỏi: “Khi tà khí trúng vào người thì bệnh hình như thế nào?” [33].Kỳ Bá đáp : “Hư tà khi trúng vào thân thì thân hình sẽ như có lúc dao động và rợnngười. Chính tà khi trúng vào thân thì sẽ nhẹ hơn. Trước hết nó hiện ra ở sắc mặt,không cảm thấy gì ở thân, như có không, như hết như còn, khó mà nắm được đầyđủ sự bộc lộ ra ngoài” [34].Hoàng Đế nói: “Đúng vậy thay !” [35].Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Ta nghe nói: Thấy được sắc diện mà biết được bệnh,gọi là ‘minh’, án mạch mà biết được bệnh, gọi là ‘thần’, hỏi bệnh mà biết được nơibệnh, gọi là ‘công’[36]. Ta mong được nghe rằng làm thế nào để có thể thấy đượcsắc diện mà biết bệnh, án mạch mà biết bệnh, hỏi bệnh mà biết được đến nơi ?”[37].Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Sắc mặt tương ứng với nơi bì phu của bộ xích, giống như sựtương ứng với tiếng dùi trống đánh trống, không thể để cho “thất điệu” với nhau[38]. Đây cũng là những chứng hậu xuất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: