Danh mục

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 68: THƯỢNG CÁCH

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Đế hỏi: "Do khí bị uất mà thành chứng Thượng cách, khi ăn uống vào thì phải ói ra ngay, chứng bệnh này ta đã biết rồi[1]. Giun thì gây ra chứng Hạ cách - Chứng Hạ cách có nghĩa là khi ăn vào khoảng tròn 1 chu kỳ ngày và đêm mới ói ra[2]. Đối với chứng này, ta vẫn chưa hiểu như thế nào cả, ta mong được nghe thầy giải thích về việc này”[3].Kỳ Bá đáp : "Những người mà cuộc sống về vui giận không thoải mái, việc ăn uống không điều độ, giữ ấm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 68: THƯỢNG CÁCH THIÊN 68: THƯỢNG CÁCHHoàng Đế hỏi: Do khí bị uất mà thành chứng Thượng cách, khi ăn uống vàothì phải ói ra ngay, chứng bệnh này ta đã biết rồi[1]. Giun thì gây ra chứng Hạcách - Chứng Hạ cách có nghĩa là khi ăn vào khoảng tròn 1 chu kỳ ngày vàđêm mới ói ra[2]. Đối với chứng này, ta vẫn chưa hiểu như thế nào cả, ta mongđược nghe thầy giải thích về việc này”[3].Kỳ Bá đáp : Những người mà cuộc sống về vui giận không thoải mái, việc ănuống không điều độ, giữ ấm lạnh không đúng với thời, nh ư vậy sẽ làm tổnthương đến Vị khí, và chất hàn trấp sẽ chảy xuống đến Đại và Tiểu trường[4].Khi hàn trấp chảy xuống đến Đại và Tiểu trường sẽ làm cho giun bị lạnh, giunbị lạnh chúng sẽ tích tụ lại để cố thủ ở vùng Hạ hoãn, làm cho khí c ủa TrườngVị bị đầy, vệ khí vùng đó sẽ không còn vận hành mở rộng được nữa, tà khí sẽchiếm chỗ để ở tại đó[5]. Mỗi lần ng ười ta ăn uống vào thì giun sẽ theo lên đểăn, khi giun theo lên trên để ăn thì vùng Hạ hoãn sẽ bị hư, hạ hoãn bị hư thì tàkhí sẽ thắng, lưu lại đó để thành tích tụ. nhân vì tích tụ bị lưu lại, nó sẽ gâythành chứng nội ung kết thành rồi thì vùng Hạ hoãn bị trở ngại, bất lợi[6]. Vếtung ở trong Hạ hoãn khiến cho sự đau đớn thấu suốt trong sâu, vết ung ở ngo àiHạ hoãn thì khí của nó phát tác bên ngoài làm cho sự đau đớn nổi ra phíangoài, da vùng ung bị nhiệt”[7].Hoàng Đế hỏi: Phép trị phải nh ư thế nào ?”[8].Kỳ Bá đáp : Ấn nhẹ trên vết ung, xét được hướng đi của ung khí, trước hếtchâm nhẹ bên cạnh của bộ vị vết ung, dần dần xê vào trong thì châm sâu h ơn,sau đó lại châm trở lại nh ư lần trước, không được châm quá 3 lần, nên xét rõ tàkhí trong tình trạng trầm hay phù để mà châm sâu hay cạn[9]. Mỗi lần châmxong, nên áp dụng phương pháp chườm hơi nóng lên vết châm nhằm mục đíchlàm cho hơi nóng nhập vào bên trong, nhờ đó mà tà khí ngày gi ảm dần, vết unglớn sẽ ngày giảm và vỡ ra, lành lặn[10]. Phải phối hợp các phép trị liệu và điềudưỡng, phải tôn trọng những điều cấm kỵ, nhằm loại trừ đ ược tà độc bêntrong[11]. Cuộc sống phải điềm đạm, không làm điều trái với thiên nhiên, cóvậy thì khí trong thân thể mới vận hành điều hòa, sau đó cho dùng các loạidược vị có vị mặn và đắng để làm tiêu tán vết ung, ung độc sẽ theo con đ ườngtiêu hóa c ủa cốc khí để đại tiện ra ngoài vậy”[12]. THIÊN 69: ƯU KHUỂ VÔ NGÔNHoàng Đế hỏi Thiếu sư: Con người mỗi khi có việc lo sợ và nổi giận 1 cách độtngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạo nào bị tắc nghẽn ?Hay là khí nào bị ngưng vận hành ? Khiến cho âm thanh không còn có thể phát rađược nữa ? Ta mong được nghe giải thích về nguyên nhân đã gây nên như thế?”[1].Thiếu sư đáp: “Yết hầu là con đường của thủy cốc, hầu lung là con đường lênxuống của khí, hội yếm là của âm thanh, môi và miệng là cánh cửa của âm thanh,lưỡi là bộ máy của âm thanh, lưỡi gà là quan ải của âm thanh, kháng tảng là ranhgiới nơi để cho khí ra vào, xương cuống lưỡi là nơi để thần khí sai khiến làm cholưỡi động và phát ra âm thanh[2]. Vì thế nếu người nào mà hốc mũi chảy nước mũira không ngừng, đó là do kháng tảng không mở ra, vùng ranh giới của khí phận bịtrở ngại[3]. Nếu hội yếm nhỏ mà mỏng, nó sẽ phát ra khí được nhanh, sự mở đóngđược thuận lợi, con đường xuất ra khí tạo ra âm thanh cũng dễ dàng[4]. Nếu hộiyếm to mà dày thì sự mở đóng khó khăn, con đường xuất khí ra bị trì trệ, do đó màsẽ nói cà lăm[5]. Trường hợp mà 1 người nào đó bị mất tiếng nói 1 cách đột ngộtđó là do hàn khí ở khách tại hội yếm, làm cho âm thanh không thể từ hội yếm đểphát ra âm thanh, cho dù có phát ra được âm thanh thì âm thanh đó cũng không thểthành ngôn ngữ 1 cách mạch lạc bình thường được, ngay nơi cánh cửa của sự mởđóng, nó đã mất đi tác dụng, vì thế tiếng nói sẽ mất đi âm thanh”[6].Hoàng Đế hỏi: Phép châm trị bệnh này phải thế nào ?”[7].Kỳ Bá đáp : Mạch khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) đi từ chân lên trên để buộcvào cuống lưỡi, liên lạc với hoành cốt (xương cuống lưỡi) và chấm dứt ở hộiyếm[8]. Phép châm trị là phải châm tả cả 2 kinh Thận, mạch Nhậm và huyết mạch,như vậy mới bài trừ được trọc khí (ngoại cảm, hàn tà)[9]. Mạch của hội yếm lêntrên liên hệ với Nhậm mạch, vì thế ta thủ huyệt Thiên Đột, sẽ khôi phục lại khí ởhội yếm để phát ra âm thanh trở lại”[10]. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: