Danh mục

Y học cổ truyền Việt Nam - Nan Kinh part 2

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có loại bệnh, người bệnh mở mắt mà khát, dưới Tâm thấy nặng cứng, mạch đáng lẽ đắc được khẩn thực mà sác, thế mà, trái lại, chỉ đắc được mạch trầm nhu mà vi, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân phải thổ huyết, lại bị chảy máu ra mũi, mạch đáng lẽ phải trầm tế, thế mà, trái lại, mạch lại phù đại mà lao, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân nhân phải nói sàm ngôn vọng ngữ, thân mình đáng lẽ phải nhiệt, mạch đáng lẽ phải hồng đại, thế mà, trái lại, tay chân họ bị quyết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền Việt Nam - Nan Kinh part 2 Có loại bệnh, người bệnh mở mắt mà khát, dưới Tâm thấy nặng cứng, mạch đáng lẽđắc được khẩn thực mà sác, thế mà, trái lại, chỉ đắc được mạch trầm nhu mà vi, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân phải thổ huyết, lại bị chảy máu ra mũi, mạch đáng lẽ phải trầmtế, thế mà, trái lại, mạch lại phù đại mà lao, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân nhân phải nói sàm ngôn vọng ngữ, thân mình đáng lẽ phảinhiệt, mạch đáng lẽ phải hồng đại, thế mà, trái lại, tay chân họ bị quyết nghịch, mạchtrầm tế mà vi, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân bụng bị trướng mà tiêu chảy, mạch đáng lẽ phải vi tế mà sắc,thế mà, trái lại, mạch lại khẩn đại mà hoạt, chết. NAN 18 Điều 18 Nan viết: “Mạch có tam bộ, mỗi bộ có tứ kinh. Thủ thì có Thái âm, Dươngminh; Túc thì có Thái d ương, Thiếu âm, được xem là thượng và hạ bộ. Như vậy nghĩa làthế nào ?”. Thực vậy: “Thủ Thái âm, Dương minh thuộc Kim, Túc Thiếu âm, Thái dương thuộcThủy. Kim sinh Thủy, Thủy chảy xuống dưới mà không lên trên được, vì thế nên (thủy) ởtại hạ bộ. Kinh Túc Quyết âm, Thiếu dương thuộc Mộc. Nó sinh ra Thủ Thái dương, Thiếu âmHỏa. Hỏa bốc lên trên mà không xuống dưới được, vì thế (Hỏa) ở tại Thượng bộ. Kinh Thủ Tâm chủ, Thiếu dương Hỏa sinh ra Túc Thái âm, Dương minh Thổ, Thổ chủtrung cung, cho nên nó ở tại trung bộ. Trên đây đều là con đường cùng sinh dưỡng cho nhau giữa “tử và mẫu” của ngũ hành. “Mạch có tam bộ, cửu hậu, mỗi thứ như vậy làm chủ nơi nào ?”. Thực vậy: “Tam bộ gồm Thốn, Quan, Xích. Cửu hậu gồm phù, trung, trầm. Thượng bộlấy phép ở Thiên, chủ về các bệnh đi ngựïc lên đến đầu. Trung bộ lấy phép ở Nhân, chủvề các bệnh từ màn cách xuống đến rún. Hạ bộ lấy phép ở Địa, chủ về các bệnh từ rúnxuống đến chân. Nên thẩm định rõ tam bộ, cửu hậu để châm trị”. “Con người bệnh lâu ngày bị trầm trệ, tích tụ, có thể dùng phép thiết mạch để biếtkhông ?”. Thực vậy: “Khi chúng ta chẩn đoán thấy phía phải hông sườn, có tích khí, ta đắc đ ượcmạch kết của Phế. Mạch kết “Thậm: nặng” thì tích khí nặng, kết “vi: nhẹ” thì khí vi”. “Khi chẩn đoán không đắc được mạch của Phế nhưng bên hông sườn phải vẫn có tíchkhí, tại sao ?”. Thực vậy: “Tuy mạch của Phế không thấy hiện ra, nhưng mạch ở tay phải phải trầmphục”. “Vấn đề cố và tật bên ngoài cũng chẩn theo phép ấy hay không, hay là chẩn khác hơn?”. Thực vậy: “Mạch “lai” và “khứ” có lúc ngưng 1 “chỉ” không theo 1 thường số nhấtđịnh thì gọi là mạch “kết”. Mạch “phục” là mạch vận hành bên dưới cân; mạch “phù” làmạch vận hành trên cơ nhục, các phép tứ tả hữu, biểu lý đều như thế cả. Giả sử như mạch “kết phục” mà bên trong không có tích tụ, mạch “phù kết” mà bênngoài không có cố tật, hoặc có tích tụ mà mạch không “kết phục”, có cố tật mà mạchkhông “phù kết”. Đây chính là mạch không ứng với bệnh, bệnh không ứng với mạch, gọilà tử bệnh”. NAN 19 Điều 19 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có nghịch, thuận, nam nữ có lẽ th ường của nó.Vậy mà có khi bị ngược lại, thế là thế nào ?”. Thực vậy: “Nan (trai) sinh ra ở dần, dần thuộc Mộc, thuộc Dương; nữ (gái) sinh ra ởthân, thân thuộc Kim, thuộc Âm. Cho nên, mạch của nam ở tại Quan thượng, mạch của nữ ở tại Quan hạ. Vì thế bộ Xíchcủa nam “hằng: thường” là nhược, bộ Xích của nữ “hằng” là thịnh. Đó là lẽ thường. Nếungược lại thì nam sẽ đắc được nữ mạch, nữ sẽ đắc được nam mạch. “Nó sẽ gây thànhbệnh như thế nào ?”. Thực vậy: “Nam đắc nữ mạch gọi là “bất túc”, bệnh ở trong, đắc được mạch tả thì bệnhxảy ra bên tả, đắc được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói đượcbệnh (xảy ra ở đâu). Nữ đắc nam mạch gọi là “thái quá”, bệnh ở tứ chi, đắc được mạch tả thì bệnh xảy rabên tả, đến cắt được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói bệnh(xảy ra ở đâu). Đó là ý nghĩa đã nói trên. NAN 20 Điều 20 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có “phục và nặc”. Nó phục nặc ở tạng n àomới gọi là phục nặc ?”. Thực vậy: “Đây ý nói Âm D ương cùng thay nhau để thừa lên nhau, để phục với nhau.Mạch “cư” tại Âm bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Dương mạch hiện ra. Ta gọi đây làDương “thừa lên Âm”. Mạch tuy thường trầm sắc mà đoản, đây gọi là trong Dương đã “phục” sẵn Âm. Mạch “cư” tại Dương bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Âm mạch hiện ra. Ta gọi đây Âm“thừa lên” Dương. Mạch tuy thường phù hoạt mà trường, đây gọi là trong Âm đã “phục” sẵn Dương. Khi bị “trùng Dương” thì bệnh cuồng, khi bị “trùng Âm” thì bệnh điên. Khi thoátDương thì trông thấy qủy, khi bị thoát Âm thì mắt bị mù. NAN 21 Điều 21 Nan viết: “Kinh nói: Con người nếu hình bị bệnh mà mạch không bệnh thìsống; nếu mạch bệnh mà hình không bệnh là chết. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Khi nói “con người nếu nói hình bệnh mà mạch không bệnh” không phải làkhông có bệnh, ý nói rằng “tức số: số hơi thở” không ứng với mạch số mà thôi. Đây lànói về “pháp: nguyên lý” lớn. NAN 22 Điều 22 Nan viết: “Kinh nói: Mạch có “Thị động bệnh” có “Sở sinh bệnh” thuộc huyết.Khi tà khí ở tại khí thì khí sẽ biến thành “Thị động”, khi tà khí ở tại huyết thì huyết sẽbiến thành “Sở sinh bệnh”. Khí chủ về ch ưng bốc lên, huyết chủ về làm nhuận trơn. Khimà khí lưu lại không vận hành được, đó là khí “tiên bệnh”, khi huyết bị ủng trệ khôngcòn nhu nhuận, đó là huyết “hậu bệnh”. Vì thế trước hết là “Thị động”, sau đến là “Sởsinh bệnh”. NAN 23 Điều 23 Nan viết: “Độ số của mạch của Thủ. Túc tam Âm, tam Dương có thể biết đượckhông ?”. Thực vậy: “Mạch của Thủ tam Dương đi từ tay lên đến đầu dài 5 xích; 5 lần 6 hợpthành 3 trượng. Mạch của Thủ tam Âm đi từ tay đến giữa ngực, dài 3 xích 5 thốn; 3 lần 6là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích; tất cả hợp lại thành 2 trượng 1 xích. Mạch của Túc tam Dương đi từ chân lên đến đầu dài 8 xích; 6 ...

Tài liệu được xem nhiều: