Danh mục

Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 1

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SÁCH LINH KHUTHIÊN 1: CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊN Hoàng đế hỏi Kỳ Bá: “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật [1]. Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm[2]. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 1 SÁCH LINH KHU THIÊN 1: CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊN Hoàng đế hỏi Kỳ Bá: “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tôthuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật [1]. Ta khôngmuốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm[2]. Tamuốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết chohọ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hộinhau [3] . (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế[4]. Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kếtquả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễlàm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi,chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung [5]. Biết được một cách cụ thểbệnh nào châm kim nào [6]. Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH.Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn” [7]. Kỳ Bá đáp : “Thần xin được theo thứ tự mà trình bày rộng ra, làm sao cho vấn đềcó cương, có kỷ, bắt đầu ở Nhất và chấm dứt ở Cửu [8]. Trước hết, Thần xin nói về(Châm) Đạo [9]. Việc quan trọng trong khi sử dụng tiểu châm là dễ trình bàynhưng rất khó thực hành [10]. Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ về mặt hình thái(của bệnh), phương pháp khéo léo là phải lo lưu ý đến thần khí [11]. Thần ư ! Thầnvà khách đều gặp nhau ở cửa của các kinh. chưa thấy được bệnh ở đâu, làm saobiết được nguyên gốc của bệnh? [12]. Sự vi diệu của phép châm là ở chỗ nhanhhay chậm [13]. Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ lấy tứ chi, phương pháp khéoléo là lo giữ cơ [14]. Khi nói đến cái động của cơ là ý nói người châm không đượcrời sự chú ý của mình đối với huyệt khí [15]. Cơ của huyệt khí vận hành một cách thanh tĩnh, cho nên chúng ta phải chú ý mộtcách tinh vi [16]. Không nên đón gặp khi nó đến, không nên rượt theo khi nó ra đi[17]. Người biết được con đường vận hành của cơ thì không để sai sót dù là việcnhỏ bằng một sợi tóc [18]. Người không biết con đường vận hành của cơ thì dù cóđánh vào nó, nó c ũng không phát ra vậy [19]. Biết được con đường vãng lai củakhí thì sẽ biết được lúc nào có thể thủ huyệt để châm [20]. Thực là tối tăm thaykhông những kẻ không biết được (sự vi diệu của cơ)! [21]. Thực là khéo léo thayngười nào hiểu rõ châm ý đó [22]. Khí vãng gọi là nghịch, khí lai gọi là thuận [23].Biết được sự thuận hay nghịch thì sẽ thực hành việc châm bằng con đường chínhđạo, không còn thắc mắc gì nữa! [24]. Khí nghịch mà chúng ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hưthêm? [25]. (Khi khí đã ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó, làm sao tránh khỏigây cho khí bị thực thêm? [26]. Phép châm theo đúng “nghênh, tùy”, lấy ý để điềuhòa nó [27]. Được vậy thì đạo của phép châm mới tròn vẹn vậy” [28]. Phàm khidụng châm: hư thì áp dụng phép châm thực, mãn thì áp dụng phép châm tiết [29].Khi tà khí bị tích tàng lâu ngày thì phải trừ đi, khi tà khí thắng thì phải áp dụngphép châm hư [30]. Thiên “Đại Yếu” nói rằng: Châm theo phép “chậm rồi nhanh”gọi là châm thực [31]. Châm theo phép “nhanh rồi chậm” gọi là châm hư [32]. Khi nói đến “thực và hư” là muốn nói đến một cái gì như “có”, như “không có”[33]. Khi nói đến “xét sau và trước” là muốn nói đến một cái gì như “còn” như“mất” [34]. Khi nói đến “hư và thực” là muốn nói đến một cái gì như “được”, như“mất” [35]. Việc trị hư và thực rất quan trọng, dùng phép ‘Cửu châm’ là hay nhất,nhưng phải đợi đúng thời thích hợp cho việc bổ hoặc tả để mà châm [36]. Khi dùng phép tả, tức là dùng phép “nghênh chi”, “nghênh chi” có nghĩa là bắtbuộc kim phải được nắm cho chắc, và bên trong phải thật bén nhọn [37]. Đợi lúckhí đến thì phải rút kim thật nhanh và án phải thật chậm, nhờ đó có thể mở đượccon đường dương đạo giúp cho tà khí tiết ra ngoài [38]. Khi rút kim ra (trong phéptả) mà án huyệt, như vậy sẽ làm cho tà khí bị đẩy trở vào và chất chứa bên trong,huyết sẽ không tán được, khí sẽ không xuất được [39]. Khi dùng phép bổ, tức là dùng phép “tùy chi” [40]. “Tùy chi” có nghĩa là phảilàm sao cho người bệnh ít bị kích thích, giống như không có chuyện gì xẩy ra,giống như đang châm, đang dừng (tiến hành thật chậm), giống như con muỗi đangđậu lên, giống như đang giữ lại, đang lấy về [41]. Khi rút kim ra phải thật nhanhnhư dây đàn bị đứt, vừa làm công việc bên tả, lại lo việc bên hữu, như vậy khí sẽ bịdừng lại, cửa ngoài bị đã bị bế thì khí bên trong mới thực [42]. Điều quan trọng làkhông làm cho huyết bị lưu giữ (bên trong) [43]. Nếu huyết bị lưu giữ, phải châmxuất cho thật nhanh [44]. Đạo giữ kim phải giữ cho vững mới thật quý, ngay thẳng như ngón tay châmthẳng xuống, không nên nghiêng tả hoặc nghiêng hữu [45]. (Phép giữ) thần khí(phải tinh vi) chính xác như sợi lông mùa thu, phải theo dõi kỹ lưỡng tình trạngbệnh của bệnh nhân [46]. Xét kỹ, xem kỹ huyết mạch, khi châm vào sẽ không cònlo lắng [47]. Trong lúc vừa châm xong, việc theo dõi thần khí là quan trọng nhất,sau đó là để ý đến vệ khí (tại biểu) và tỳ khí (tại tạng phủ) [48]. Nếu thần khí còn,chưa mất thì mới có thể đoán được bệnh sống hay chết [49]. Huyết mạch liên lạcchiều ngang với các kinh du, phải nhìn rõ một cách sáng suốt, phải trừ bỏ nó mộtcách vững vàng [50]. Tên gọi của 9 loại kim châm, mỗi loại đều có hình dáng khác nhau [51]. Một gọilà Sàm châm, dài 1 thốn 6 phân; Hai gọi là Viên châm, dài 1 thốn 6 phân; Ba gọi làĐề châm, dài 3 thốn rưỡi; Bốn gọi là Phong châm, dài 1 thốn 6 phân; Năm gọi làPhi châm, dài 4 thốn, rộng 2 phân rưỡi; Sáu gọi là Viên lợi châm, dài 1 thốn 6phân; Bảy gọi là Hào châm, dài 3 thốn 6 phân; Tám gọi là Trường châm, dài 7thốn; Chín gọi là Đại châm, dài 4 thốn [52]. Sàm châm đầu to mũi nhọn, dùng làm tiết tả dương khí [53]. Viên châm mũihình như quả trứng, dùng như để xoa chùi trong khoảng phận nhục, không để chothương tổn phần cơ nhục, dùng để ...

Tài liệu được xem nhiều: