Danh mục

Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 2

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.30 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh (Túc) Thái âm lấy căn ở huyệt Ẩn Bạch và lấy kết ở huyệt Đại (Thái) Thương [28]. Kinh Thiếu âm lấy căn ở huyệt Dũng Tuyền và lấy kết ở huyệt Liêm Tuyền [29]. Kinh (Túc) Quyết âm lấy căn ở huyệt Đại Đôn và lấy kết ở huyệt Ngọc Anh và lạc ở Chiên Trung [30]. Kinh (Túc) Thái âm đóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh “Túc” Quyết âm đóng vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu âm đóng vai trò “khu: chốt cửa” [31]. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 2 Kinh (Túc) Thái âm lấy căn ở huyệt Ẩn Bạch và lấy kết ở huyệt Đại (Thái)Thương [28]. Kinh Thiếu âm lấy căn ở huyệt Dũng Tuyền và lấy kết ở huyệt LiêmTuyền [29]. Kinh (Túc) Quyết âm lấy căn ở huyệt Đại Đôn và lấy kết ở huyệtNgọc Anh và lạc ở Chiên Trung [30]. Kinh (Túc) Thái âm đóng vai trò “khai: mởcửa”, kinh “Túc” Quyết âm đóng vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu âmđóng vai trò “khu: chốt cửa” [31]. Vì thế, khi “cánh cửa mở” bị gãy thì kho lúakhông biết vận chuyển theo con đường nào, gây thành bệnh “cách động” [32]. Khinào bị bệnh “cách động” nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thái âm và nên dựa vào tìnhtrạng hữu dư hay bất túc [33]. Vì thế khi “cánh cửa mở” bị gãy thì khí sẽ bất túcmà sinh ra bệnh vậy [34]. Khi “cánh cửa đóng” bị gẫy thì tức là khí bị tuyệt mà haybuồn [35]. Nếu hay buồn nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Quyết âm và nên dựa vào tìnhtrạng hữu dư hay bất túc [36]. Khi “chốt cửa” bị gãy thì mạch có chỗ bị kết và bấtthông [37]. Nếu mạch bất thông nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thiếu âm và nên dựavào tình trạng hữu dư hay bất túc [38]. Mạch có chỗ bị kết đều do ở tình trạng bấttúc [39]. Kinh Túc Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm, nó “lưu” vào huyệt Kinh Cốt,“chú” vào huyệt Côn lôn, “nhập” vào huyệt Thiên trụ và huyệt Phi Dương [40]. Kinh Túc Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, “lưu” vào huyệt Khâu Hư, ù“chú” vào huyệt Dương Phụ, “nhập” vào huyệt Thiên Dung và huyệt Quang Minh[41]. Kinh Túc Dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, “lưu” vào huyệt Xung Dương,“chú” vào huyệt Hạ Lăng, “nhập” vào huyệt Nhân Nghênh và huyệt Phong Long[42]. Kinh Thủ Thái dương lấy căn ở huyệt Thiếu Trạch, “lưu” vào huyệt Dương Cốc,“chú” vào huyệt Thiếu (Tiểu) Hải, “nhập” vào huyệt Thiên Song và huyệt ChíChính [43]. Kinh Thủ Thiếu dương lấy căn ở huyệt Quan Xung, “lưu” vào huyệt Dương Trì,“chú” vào huyệt Chi Câu, “nhập” vào huyệt Đại (Thiên) Dũ và huyệt Ngoại Quan[44]. Kinh Thủ Dương minh lấy căn ở huyệt Thương Dương, “lưu” vào huyệt HợpCốc, “chú” vào huyệt Dương Khê, “nhập” vào huyệt Phù Đột và huyệt Thiênlịch[45]. Đây gọi là những huyệt nên “thủ: chọn” để chữa khí 12 kinh có “thịnh lạc” [46]. Một ngày một đêm (mạch đi) 50 vòng (Doanh) nhằm cung ứng (doanh) tinh khícủa ngũ tạng [47]. Nếu có tình trạng (sự cung ứng này) không ứng đúng với con sốthì gọi là “cuồng sinh” [48]. Khi nói rằng ‘mạch hành 50 doanh’ tức là nói rằng ngũ tạng đều được ‘thọ khí’[49]. Chúng ta chỉ cần nắm được mạch khẩu để đếm ‘số chí’, mạch đến 50 độngmà không có một lần ‘đại’, đó là ngũ tạng đều được ‘thọ khí’ [50]. Mạch đến 40động thì có một lần ‘đại’, đó là có một tạng ‘không được thọ khí’[51]. Mạch đến30 động có một lần ‘đại’, đó là có 2 tạng ‘không được thọ khí’[52]. Mạch đến 20động có một lần ‘đại’, đó là 3 tạng ‘không được thọ khí’[53]. Mạch đến 10 độngthì có một lần ‘đại’, đó là 4 tạng ‘không được thọ khí’ [54]. Chưa đầy 10 động thìđã có một ‘đại’, đó là cả 5 tạng ‘không được thọ khí’, như vậy là sắp tới thời kỳchết rồi [55]. Ý nghĩa trọng yếu của vấn đề này nằm ở thiên “Chung thỉ” [56]. Khi ta nói rằng mạch đến 50 động mà không có một lần ‘đại’ ta xem đó là‘thường’[57] . Chúng ta sở dĩ biết được ngũ tạng đang ‘sống’ hay gần tới chỗ chết,là nhờ vào mạch động khí đến một cách “thường” hay đến một cách ‘biến’ (thấtthường) [58]. Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề châm nghịch và thuận đối với 5 loại người có hình thể(ngũ thể) khác nhau, là có ý nói đến con số của kinh lạc, sự ít nhiều của huyết, sựdài ngắn của mạch, sự hoạt sắc của khí, sự thanh trọc của huyết, sự dầy mỏng củalàn da, sự cứng mềm của bắp thịt, sự lớn nhỏ của cốt tiết nơi con người [59]. Tất cảnhững cái đó ta đều đã biết [60]. Tất cả đây thuộc về những người áo vải, thất phu[61]. Ôi ! Những bậc vương, công, đại nhân, những người này ăn (những thứ thứcăn) có máu, thân thể họ yếu đuối, cơ nhục mềm yếu, huyết khí họ mạnh và hung,hoạt và lợi [62]. Vậy trong việc châm chậm hay nhanh, cạn hay sâu, nhiều hay ít,cả hai đàng có giống nhau không ?[63]” Kỳ Bá đáp: “Món ăn cao lương và món ăn đậu rau, ‘vị’ của nó làm sao giốngnhau được ?[64] Khi nào gặp khí hoạt thì phải rút kim ra nhanh, khi nào gặp khísắc thì phải rút kim ra chậm, khi nào gặp khí hãn thì dùng kim nhỏ mà châm vàocạn, khi nào gặp khí sắc thì dùng kim to mà châm vào sâu [65]. Châm sâu là có ýmuốn giữ lại (lâu) [66]. Châm cạn là có ý muốn rút ra nhanh [67]. Do đó mà xét,khi nào châm những người áo vải thì nên châm vào sâu và giữ kim lại lâu, khi nàochâm bậc đại nhân thì nên châm kim nhỏ và châm chậm (nhanh) [68]. Đó là vìchúng ta gặp phải thứ khí mạnh và hung, hoạt và lợi [69]. Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề nghịch thuận của hình khí phải làm thế nào ?” [70]. Kỳ Bá đáp: “Hình khí bất túc, bệnh lý hữu dư, nên châm tả ngay [71]. Hình khíhữu dư, bệnh khí bất túc, nên châm bổ ngay [72]. Hình khí bất túc, bệnh khí bấttúc, đó là khi cả Âm lẫn Dương đều bất túc, không nên châm[73]. Nếu ...

Tài liệu được xem nhiều: