Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về một con người thôi, chứ ta không hỏi mọi người trong thiên hạ”[3]. Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Một con người nào đó cũng có loạn khí, mọi người trong thiên hạ cũng có loạn nhân, cái lý giữa loạn khí và loạn nhân có thể hợp làm một”[4]. Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí thanh trọc của con người”[5]. Kỳ Bá đáp : “Khí của con người thụ nhận ở cốc khí, đó là trọc, thụ nhận ở Thiên khí, đó là thanh[6]. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 6 Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về một con người thôi, chứ ta không hỏimọi người trong thiên hạ”[3]. Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Một con người nào đó cũng có loạn khí, mọi người trong thiênhạ cũng có loạn nhân, cái lý giữa loạn khí và loạn nhân có thể hợp làm một”[4]. Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí thanh trọc của con người”[5]. Kỳ Bá đáp : “Khí của con người thụ nhận ở cốc khí, đó là trọc, thụ nhận ở Thiênkhí, đó là thanh[6]. Khí thanh rót vào Âm, khí trọc rót vào Dương[7]. Khí trọc theovới thanh để lên trên, xuất ra nơi cổ họng (yết), khí thanh theo với trọc sẽ đi xuốngphía dưới[8]. Thanh và trọc can dự vào nhau, gọi là loạn khí”[9]. Hoàng Đế hỏi: “Ôi ! Âm thì thanh, Dương thì trọc, trong trọc có thanh, trongthanh có trọc, làm thế nào để phân biệt được đâu là thanh trọc ?”[10]. Kỳ Bá đáp : “Sự phân biệt đại khái của khí, đó là thanh khí lên trên rót vào Phế,trọc khí chạy xuống đến Vị[11]. Thanh khí của Vị lên trên xuất ra ở miệng, trọckhí của Phế xuống dưới rót vào kinh, bên trong nó tích vào biển”[12]. Hoàng Đế hỏi: “Các kinh Dương đều trọc, nhưng kinh nào là trọc nhất ?”[13]. Kỳ Bá đáp : “Kinh thủ Thái dương một mình thụ nhận trọc khí của Dương, kinhthủ Thái âm một mình thụ nhận thanh khí của Âm[14]. Thanh khí lên trên chạy rakhông thiếu, trọc khí đi xuống dưới đến các kinh[15]. Các kinh Âm đều thanh, duykinh túc Thái âm một mình nhận lấy trọc khí”[16]. Hoàng Đế hỏi: “Phép trị phải thế nào ?”[17]. Kỳ Bá đáp : “Khí của thanh khí thì hoạt (trơn), khí của trọc khí thì sắc rít, đó lẽthường của khí, cho nên, nếu châm Âm khí thì châm sâu mà lưu kim lâu, nếu châmDương khí thì châm cạn mà rút kim ra nhanh[18]. Khi nào khí thanh và trọc cùngcan dự vào nhau thì tính theo đường số (tùy thuộc vào sự xuất nhập của khí huyết)mà điều hòa”[19]. THIÊN 41: ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộcDương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nói trên hợp với con người như thế nào?”[1]. Kỳ Bá đáp : “Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa,cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằmứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngóntay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộcDương”[3]. Hoàng Đế hỏi: “Khi nó hợp với kinh mạch của Thủ Túc thì thế nào ?”[4]. Kỳ Bá đáp : Tháng Dần là tháng sinh Dương của chính nguyệt (tháng giêng),chủ về Thiếu Dương của tả túc, tháng Vị (mùi) là tháng 6 chủ Thiếu dương củahữu túc, tháng Mão là tháng 2 chủ Thái dương của tả túc, tháng Ngọ là tháng 5 chủThái dương của hữu túc, tháng Thìn là tháng 3 chủ Dương minh của tả túc, thángTỵ là tháng 4 chủ Dương minh của hữu túc; đây là lúc lưỡng Dương hợp nhauởphía trước, vì thế gọi là Dương minh[5]. Tháng Thân là tháng 7 chủ Thiếu âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm, thángSửu là tháng 12 chủ Thiếu âm của tả túc, tháng Dậu là tháng 8 chủ Thái âm củahữu túc, tháng Tý là tháng 11 chủ Thái âm của tả túc, tháng Tuất là tháng 9 chủQuyết âm của hữu túc, tháng Hợi là tháng 10 chủ Quyết âm của tả túc; đây làlưỡng Âm giao ở tận, cho nên gọi là Quyết âm[6]. Giáp chủ Thiếu Dương của tả thủ, Kỷ chủ Thiếu Dương của hữu thủ, Ất chủThái dương của tả thủ, Mậu chủ Thái dương của hữu thủ, Bính chủ D ương minhcủa tả thủ, Đinh chủ Dương minh của hữu thủ, đây là giai đoạn của lưỡng Hỏacùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương minh[7]. Canh chủ Thiếu âm của hữu thủ, Qúy chủ Thiếu âm của tả thủ, Tân chủ Thái âmcủa hữu thủ, Nhâm chủ Thái âm của tả thủ [8]. Cho nên Dương của Túc thuộc về Thiếu dương trong Âm, Âm của Túc thuộc vềThái âm trong Âm, Dương của Thủ thuộc Thái dương trong Dương, Âm của Thủthuộc về Thiếu âm trong Dương[9]. Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương, từ thắt lưngtrở xuống thuộc Âm[10]. ... Đối với ngũ tạng, Tâm thuộc Thái Dương trong Dương, Phế thuộc Thiếu âmtrong Dương, Can thuộc Thiếu dương trong Âm, Tỳ thuộc Chí âm trong âm, Thậnthuộc Thái âm trong Âm[11]. Hoàng Đế hỏi: “Phép châm trị phải thế nào ?”[12]. Kỳ Bá đáp : “Tháng giêng, tháng 2 và tháng 3, nhân khí tại tả, không nên châmvào Dương khí ở tả túc, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, nhân khí ở tại hữu, không nênchâm vào Dương khí ở hữu túc, tháng 7, tháng 8, tháng 9, nhân khí ở tại hữu,không nên châm vào Âm khí ở hữu túc, tháng 10, tháng 11, tháng 12, nhân khí ởtại tả, không nên châm vào Âm khí ở tả túc”[13]. Hoàng Đế hỏi: “Trong ngũ hành, đông phương thuộc Giáp Ất Mộc, nó chủ mùaxuân (nó làm cho xuân được vượng), mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về Can, Canthuộc Túc Quyết âm[14]. Nay phu tử lại cho rằng Giáp thuộc Thiếu d ương của tảthủ, không hợp với độ số (mà chúng ta đã nói), tại sao vậy ?”[15]. Kỳ Bá đáp : “Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hànhcủa ngũ hành trong tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, chonên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đế nngàn, suy ra có đến vạn... Đó là ý nghĩa về Âm Dương mà chúng ta vừa bàn đếnvậy”[16]. THIÊN 42: BỆNH TRUYỀN Hoàng Đế hỏi: “Ta đã nhận được ý nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta cóxem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để đ ược hành khí, hoặcdùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn mộttrong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?”[1]. Kỳ Bá đáp : “Khi nói chư phương (các phương) là có ý nói đến phương nào đódùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người”[2]. Hoàng Đế hỏi: “Đây chính là ý nghĩa mà chúng ta thường nói: hãy giữ lấy cáinhất, đừng để mất đi lẽ biến trong vạn vật, nhờ vậy ta sẽ biết được cái Đạo của vạnvật[3]. Nay ta được nghe về chỗ yếu điệu của Âm Dương, về cái lý hư thực, vềnhững bệnh làm nghiêng ngả con người, về tình trạng bệnh còn ở cạn có thể trịđư ...