Danh mục

Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa trình bày cách phân chia màu sắc trong văn hóa Trung Hoa qua các thời kỳ; Ý nghĩa màu sắc trong âm dương ngũ hành; Ý nghĩa của các màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và không may mắn; So sánh ý nghĩa màu sắc của Trung Quốc với Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa Ý NGHĨA MÀU SẮC TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA Nguyễn Thị Thúy Phượng, Lê Thị Trúc Mai, Huỳnh Thị Mai Oanh, Hồ Quế Mi và Ngô Hồng Ngọc Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Phương Anh TÓM TẮT Từ xưa đến nay màu sắc luôn góp mặt ở mọi nơi và luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người và tất cả các quốc gia trên thế giới .Những màu sắc khác nhau trong thiên nhiên được các dân tộc trao cho chúng những ý nghĩa khác nhau. Nếu như bạn là người thích đi du lịch hoặc thích giao lưu với bạn bè quốc tế trên thế giới nhằm học hỏi thêm nhiều điều mới lạ thì bạn nhất định phải tìm hiểu rõ văn hóa của mỗi nước và đặc biệt không thể không nhắc đến đó chính là văn hóa về màu sắc vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có quan niệm về màu sắc khác nhau ví dụ màu vàng ở Trung Hoa được xem là màu của sự quyền lực,địa vị.Nhưng ở nước Pháp họ cho rằng màu vàng là màu của sự phản bội. Vậy nên chúng ta cần phải tìm hiểu thật kĩ để tránh những điều sai xót và đồng thời tạo thiện cảm tốt của mình đối với các nước trên thế giới trong lần đầu gặp gỡ. Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng thường xuyên hợp tác với nhau và cũng là sự cân nhắc và lựa chọn đầu tiên khi muốn đến để học tập, làm việc và sinh sống ở một đất nước khác .Vậy nên để có thể hòa nhập vào nền văn hóa mới nói chung và của Trung Hoa nói riêng thì bạn cần phải biết và hiểu rõ về văn hóa Trung Hoa đặc biệt là văn hoá về màu sắc. Chúng tôi đã tìm hiểu các bài viết ở trên mạng và những nội dung , những bài nghiên cứu liên quan về màu sắc ở Trung Hoa.Và chúng tôi nhận thấy những nội dung này chưa được tổng hợp đầy đủ ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa ,nội dung còn rời rạc. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Màu sắc trong văn hóa Trung Hoa “ để phát triển và mở rộng cũng như tổng hợp đầy đủ các nội dung về màu sắc trong văn hóa Trung Hoa và đây cũng như là một tài liệu tham khảo cho những người yêu thích văn hóa Trung Quốc có thể tìm, đọc và làm nguồn tài liệu tham khảo. Mặt khác, còn giúp cho sự giao lưu văn hóa của hai nước trong tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Từ khóa: Màu sắc, tượng trưng, Trung Hoa, văn hóa, ý nghĩa. 1. Cách phân chia màu sắc trong văn hóa Trung Hoa qua các thời kỳ Màu sắc của Trung Hoa được chia theo thuyết Ngũ đức và Ngũ sắc. Để biết về thuyết Ngũ đức trước tiên cần phải tìm hiểu một học thuyết rất nổi tiếng do Trâu Diễn đây là một bậc thầy về âm dương thời Chiến Quốc. Đa phần ngôn luận của Trâu Diễn đều đề cập đến trời đất, vũ trụ, nguyên lý vĩ mô, thăng trầm của lịch sử, tất cả đều là những thứ người đời chưa từng nghe nói đến. Ông cho rằng: “Kể từ khi khai thiên lập địa đến nay, xã hội dựa theo quan hệ ngũ hành tương khắc để thay đổi, tuần hoàn, ví dụ Ngu thuộc Thổ đức, Hạ thuộc Mộc 3619 đức, Thương thuộc Kim đức, Chu thuộc Hỏa đức. Mỗi khi có một triều đại sắp hình thành, trên trời đều giáng xuống điềm lành thông báo cho con người biết”. Trung Hoa còn gọi là “Xích Huyện Thần Châu”, vào thời Đại Vũ nội bộ phân chia thành Cửu Châu (9 châu), trong thiên hạ còn có 9 vùng đất giống như Xích Huyện Thần Châu, đều bị bao quanh bởi biển lớn. Giữa Châu và Châu, con người và chim chóc muông thú không tương thông”. Tuy nhiên, những luận điểm của Trâu Diễn lại nhanh chóng trở thành triết học chính trị mà các nước chư hầu đua nhau theo đuổi. Các thế hệ sau tóm tắt những ngôn luận này thành “Ngũ đức chung thủy thuyết” và “Đại Cửu Châu thuyết”. Đồng thời trong lúc này, một học phái thông qua âm dương ngũ hành để suy diễn quy luật vũ trụ đất trời, xã hội con người chính thức được hình thành, đó chính là Âm Dương gia. Đề xuất trên cơ sở thuyết Ngũ Hành gọi là “Ngũ đức chung sử thuyết”. Tuy nhiên, bất chấp tầm ảnh hưởng to lớn của nó trong lịch sử, ngày nay nhiều người có thể vẫn chưa từng nghe về học thuyết này, bởi vì trong vài thập kỷ qua đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là “tàn dư phong kiến” và “cặn bã” nên dẫn đến không ít những điều căn bản đã bị bỏ rơi. “Ngũ đức” trong “Ngũ đức chung sử thuyết” dùng để chỉ 5 loại đức tính đại diện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tương ứng là Kim đức, Mộc đức, Thủy đức, Hỏa đức, Thổ đức. “Ngũ đức” vận chuyển tuần hoàn lặp đi lặp lại và điều nổi tiếng nhất của học thuyết này là nó đã giải thích được sự luân hồi của các triều đại từ giác độ của Ngũ Hành tương sinh, tương khắc và có ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế. “Ngũ đức chung sử thuyết” đã được lịch sử thừa nhận rộng rãi. Từ thời Tần, Hán đến thời Tống, Liêu và Tấn, quan viên của các triều đại đều thảo luận chính thức nhằm xác định vận đức của họ và bộc bạch cho thiên hạ. Sở dĩ như vậy là vì, dù cho thế lực nào dùng vũ lực để lật đổ triều đại trước, nhưng nếu họ không chứng minh được mình có đủ tính đức cần có đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: