Danh mục

Ý nghĩa tên gọi các địa danh Việt Nam [Bắc Bộ]

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 60.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta thường nói Hà Nội có năm cửa ô. Đó là các cửa còn lưu lại địa danhnhư ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng.Nhưng thực ra tài liệu xưa cho biết vào giữa thế kỷ XVIII, Hà Nội vẫn cònmười sáu cửa ô. Còn hiện nay thì chỉ còn duy nhất một cửa ô Quan Chưởng làcòn lưu lại dấu tích.Trong kế hoạch xây dựng biểu tượng kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - HàNội, có người đưa ra ý kiến nên xây dựng một cửa ô phía nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa tên gọi các địa danh Việt Nam [Bắc Bộ] Ý nghĩa tên gọi các địa danh Việt Nam [Bắc Bộ]Ô Quan Chưởng xưaNgười ta thường nói Hà Nội có năm cửa ô. Đó là các cửa còn lưu lại địa danhnhư ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng.Nhưng thực ra tài liệu xưa cho biết vào giữa thế kỷ XVIII, Hà Nội vẫn cònmười sáu cửa ô. Còn hiện nay thì chỉ còn duy nhất một cửa ô Quan Chưởng làcòn lưu lại dấu tích.Trong kế hoạch xây dựng biểu tượng kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - HàNội, có người đưa ra ý kiến nên xây dựng một cửa ô phía nam thành phố,nhưng không biết đấy có phải là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội không. Trongkhi chờ đợi chúng ta hãy xem lại cửa ô xưa.Vào triều vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Longcó mười sáu cửa ô. Đấy là những cổng nằm trên La Thành, một thành đất baoquanh thành phố, không có hình dáng nhất định mà phụ thuộc vào địa hình, vìmục đích của thành này ngoài việc bảo vệ an ninh cho thành phố, còn có tácdụng phòng lụt khi nước sông Hồng lên cao.Trong tập Ký sự lên kinh, thầy thuốc nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông Lê HữuTrác đã mô tả một cửa ô khi ông đi qua vào khoảng năm 1781 như sau: “Điqua cửa Vũ Quan vào thành. Chỉ thấy một cái thành đất không cao lắm. Bêncạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài làhàng rào tre kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem rarất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súngsáng quắc.” Tính đường đi của tác giả thì cửa ô này có thể là ô Chợ Dừa ngàynay. Và đây cũng là đoạn văn duy nhất mô tả một cái cửa ô thời cổ, mỗi cửa ôđều lấy tên theo địa phương có cửa ô đó.Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, với câuthơ nổi tiếng của Xuân Diệu khi nói về ngôi sao vàng “năm cánh xòe trên nămcửa ô”. Nhưng trên thực tế chỉ còn tồn tại duy nhất một cửa ô là ô Thanh Hà,còn gọi là ô Quan Chưởng.Các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phườngphố như ô Chợ Dừa là tên gọi một cái chợ phía tây-nam thành phố, ô CầuGiấy còn biết được vì là tên gọi của cái cầu gạch bắc qua sông Tô Lịch…chứ không còn một kiến trúc nào có thể gợi lại vết tích xưa.Thậm chí còn có một cửa ô thứ sáu chỉ còn tên gọi trong ký ức chứ không aibiết nằm ở chỗ nào như ô Đồng Lầm, nay thuộc khu vực Kim Liên phía namthành phố.Theo tài liệu trên tạp chí Xưa & Nay (số 76, tháng 6-2000) thì sau khi chiếmHà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng với một phần các con đê đểmở rộng thành phố, cũng như cho triệt hạ thành cổ Hà Nội.Nhưng riêng ô Thanh Hà, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ôngcai tổng tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu (1845-1916), người làng KhúcThủy (Hà Đông), nên chủ trương đó không thực hiện được. Vì ông Cai tổngcùng với dân chúng nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ônên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phốcòn lưu lại được một vết tích quí của kiến trúc xưa.Còn tại sao ô Thanh Hà lại đổi thành ô Quan Chưởng? Cũng theo những điềucòn ghi lại trong gia phả của họ Đào thì năm 1873, có một viên quan Chưởngcơ người Bắc Ninh nổi dậy đánh Pháp, chẳng may bị bắt ở Gia Lâm, quânPháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu đầu bên bờ sông Cái phía trướccửa ô Thanh Hà, giao cho Cai tổng Đồng Xuân canh giữ.Ngay đêm đầu tiên, ông Cai tổng nghe tiếng chó sủa ngoài sông vọng về, chotuần đinh ra tra xét thì thấy có hai chiếc đò cứ lởn vởn ở khúc sông gần chỗbêu đầu quan Chưởng cơ. Sợ có người đến lấy đầu của quan Chưởng cơ, ôngCai tổng bèn cho đem thủ cấp vào treo trong cửa ô Thanh Hà.Hôm sau người nhà quan Chưởng cơ đến thương lượng, xin ông Cai tổng chochuộc lại thủ cấp. Biết đây là một nghĩa cử phải làm, nhưng để khỏi mangtội với quan trên, ông Cai tổng bèn lên bẩm báo với quan Đốc lý thành phố,xin cho đem thủ cấp trôi sông để giữ vệ sinh trong khu dân cư, và được chấpthuận.Đêm hôm đó ông Cai tổng trao trả thủ cấp cho gia đình quan Chưởng cơ, rồisáng sớm hôm sau sai tuần đinh tin cẩn lấy một hòn đất to bọc vải cho vàomột cái rọ đem ra giữa sông. Trước khi ném cái rọ xuống sông phải hô to chomọi người trong bờ nghe rõ: “Theo lệnh quan trên, thủ cấp này phải trầm hà!”Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng ĐồngXuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là ô Quan Chưởng, dần dần về sau cáitên cũ ô Thanh Hà không được nhắc đến nữa.Ô Quan Chưởng ngày nayNgày nay, ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, không nhữnglà vết tích của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà còn là bằng chứng tinh thần đấutranh bất khuất của nhân dân trong vùng.Ngày nay, đi qua đây, có mấy ai biết đến câu chuyện xảy ra cách đây tuykhông xa lắm, nhưng đang dần đi vào quên lãng? Đi đến đây ta chỉ thấy mộtnơi tập kết các xe chở hàng của một trung tâm buôn bán sầm uất, khách quađường không có chỗ dừng chân.Điều duy nhất còn an ủi chúng ta là ngay tại góc phố nhìn ra cửa ô, c ...

Tài liệu được xem nhiều: