Danh mục

Ý nghĩa việc nghiên vấn đề bản sắc văn hoá làng xã trong xây dựng nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 56.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nông thôn Việt Nam trước yêu cầu mới: Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt. Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa việc nghiên vấn đề bản sắc văn hoá làng xã trong xây dựng nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Ý nghĩa việc nghiên vấn đề bản sắc văn hoá làng xã trong xây dựng nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh Học viên cao học K XVIII, Đại Học Sư Phạm Huế. Địa chỉ Gmail: Nguyenbeanh@gmail.com 1. Nông thôn Việt Nam trước yêu cầu mới: Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt. Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng - xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành chính cơ sở. Tuy nhiên làng - xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ, nhưng nhìn chung cho đến trước năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ được những cấu trúc truyền thống cơ bản. Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, Làng Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam. Làng - xã đã từng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, nuôi dưỡng nguyên khí của dân tộc trước các nguy cơ đồng hoá, nô dịch. Những giá trị nói trên của làng luôn luôn cần thiết cho phát triển đất nước, cần và sẽ được tiếp tục trong mô hình nông thôn mới. Nhưng tính khép kín, tính tự cung tự cấp của mô hình làng truyền thống rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá - tập trung - quan liêu - bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở những nét chính sau: - Bước đầu thực hiện quy luật sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Người nông dân đã có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật (máy móc, điện, đường, trường, trạm, hệ thống thuỷ nông…) đã có bước phát triển đáng kể. - Lương thực tăng bình quân hàng năm 5% bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ, liên tục xuất khẩu với khối lượng lớn. Kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. - Trình độ sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều loại sản phẩm đã được xây dựng thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Trình độ thâm canh được nâng cao, chất lượng nông sản được cải thiện đáng kể. - Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng liên tục ở mức cao, kể cả trong điều kiện không thuận lợi của ngoại cảnh (thời tiết, thị trường...). Kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng đều qua các năm, bình quân chiếm tới 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực. Các ngành sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn đã được mở rộng tuy chưa nhiều, trong đó có một số ngành nghề mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng đã được cải thiện. - Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm mạnh (từ 30% năm 1992 xuống 7% năm 2004, theo tiêu chí cũ). Đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn không ít nơi đã có dáng dấp hiện đại. - Văn hoá, giáo dục, y tế có sự phát triển mới. Dân chủ hoá nông thôn, chương trình an sinh xã hội, phát triển giới đang được tích cực thực hiện. Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ. Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. Thu nhập của nông dân chỉ bằng 1/3 ...

Tài liệu được xem nhiều: