Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông hiện nay thông qua việc dạy phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 391.08 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài làm rõ quan điểm triết học Marxist về ý thức chính trị nói chung và vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội nói riêng. Từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản để bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông hiện nay thông qua việc dạy phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hội Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY THÔNG QUA VIỆC DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Tô Thị Hạnh Nhân (SV năm 4, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: TS Nguyễn Ngọc Khá 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân. Thanh niên Việt Nam chính là chủ thể cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nước ta càng cần đến vai trò, sức sống, tài năng của người trẻ để kiến tạo những biến chuyển mới. Trong quá trình rèn đức, luyện tài thì không chỉ có nỗ lực của bản thân mỗi bạn trẻ mà còn cần đến công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho họ. Ở nhà trường THPT, nhiệm vụ này trước hết thuộc về môn Giáo dục Công dân (GDCD). Trong chương trình GDCD ở trường trung học phổ thống (THPT) hiện nay, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội thể hiện tính định hướng chính trị sâu sắc của hệ thống tri thức môn GDCD ở THPT, giữ vai trò tiên phong trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị cho học sinh (HS). Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS hiện nay bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài làm rõ quan điểm triết học marxist về ý thức chính trị nói chung và vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội nói riêng. Từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản để bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, phân tích khái niệm, kết cấu của ý thức chính trị và mối quan hệ của nó với các hình thái ý thức xã hội khác. Hai là, phân tích vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS THPT hiện nay. Bốn là, nêu lên một số giải 138 Năm học 2012 - 2013 pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử, cấu trúc – chức năng, phương pháp so sánh và các phương pháp khác. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực tế thông qua phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các HS khối 11 và khối 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (THPT Bùi Thị Xuân, THPT Marie Curie và THPT Mạc Đĩnh Chi). 1.4. Phạm vi nghiên cứu Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 của học sinh lớp 11 và lớp 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2012 – 2013. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11. 2. Ý thức chính trị và vai trò của nó đối với học sinh trung học phổ thông hiện nay 2.1. Khái niệm ý thức chính trị và kết cấu của nó Ý thức chính trị là một trong những hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh đời sống, các mối quan hệ chính trị của xã hội như quan hệ giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia, quốc tế,… trong đó nòng cốt là quan hệ giai cấp. Ý thức chính trị chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức chính trị luôn luôn mang bản chất giai cấp. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức chính trị bao gồm tâm lí chính trị và hệ tư tưởng chính trị. Tâm lí chính trị là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trị thường ngày của các tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống những quan điểm, tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích và địa vị giai cấp của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông hiện nay thông qua việc dạy phần công dân với các vấn đề chính trị - xã hội Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY THÔNG QUA VIỆC DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Tô Thị Hạnh Nhân (SV năm 4, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: TS Nguyễn Ngọc Khá 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân. Thanh niên Việt Nam chính là chủ thể cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nước ta càng cần đến vai trò, sức sống, tài năng của người trẻ để kiến tạo những biến chuyển mới. Trong quá trình rèn đức, luyện tài thì không chỉ có nỗ lực của bản thân mỗi bạn trẻ mà còn cần đến công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho họ. Ở nhà trường THPT, nhiệm vụ này trước hết thuộc về môn Giáo dục Công dân (GDCD). Trong chương trình GDCD ở trường trung học phổ thống (THPT) hiện nay, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội thể hiện tính định hướng chính trị sâu sắc của hệ thống tri thức môn GDCD ở THPT, giữ vai trò tiên phong trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị cho học sinh (HS). Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS hiện nay bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài làm rõ quan điểm triết học marxist về ý thức chính trị nói chung và vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội nói riêng. Từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản để bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, phân tích khái niệm, kết cấu của ý thức chính trị và mối quan hệ của nó với các hình thái ý thức xã hội khác. Hai là, phân tích vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS THPT hiện nay. Bốn là, nêu lên một số giải 138 Năm học 2012 - 2013 pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử, cấu trúc – chức năng, phương pháp so sánh và các phương pháp khác. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực tế thông qua phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các HS khối 11 và khối 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (THPT Bùi Thị Xuân, THPT Marie Curie và THPT Mạc Đĩnh Chi). 1.4. Phạm vi nghiên cứu Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 của học sinh lớp 11 và lớp 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2012 – 2013. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11. 2. Ý thức chính trị và vai trò của nó đối với học sinh trung học phổ thông hiện nay 2.1. Khái niệm ý thức chính trị và kết cấu của nó Ý thức chính trị là một trong những hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh đời sống, các mối quan hệ chính trị của xã hội như quan hệ giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia, quốc tế,… trong đó nòng cốt là quan hệ giai cấp. Ý thức chính trị chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức chính trị luôn luôn mang bản chất giai cấp. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức chính trị bao gồm tâm lí chính trị và hệ tư tưởng chính trị. Tâm lí chính trị là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trị thường ngày của các tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống những quan điểm, tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích và địa vị giai cấp của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Ý thức chính trị Bồi dưỡng ý thức chính trị Học sinh trung học phổ thông Học phần công dân Vấn đề chính trị xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 581 5 0
-
8 trang 299 0 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 245 2 0 -
Đề xuất tiêu chí đánh giá một số giá trị sống của học sinh trung học phổ thông
5 trang 166 0 0 -
12 trang 149 0 0
-
299 trang 121 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 117 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 92 0 0 -
10 trang 77 0 0
-
9 trang 48 0 0