Danh mục

Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh viên sư phạm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.97 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi sâu phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh viên sư phạmJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 125-133This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0038YÊU CẦU CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNGVÀ NHỮNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOCẦN CÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠMNguyễn Thị Kim Dung1 , Trần Thị Tuyết Mai21 ViệnNghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTrung học cơ sở Quyết Tâm, Thành phố Sơn La2 TrườngTóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một trong những khía cạnh đổi mớiquan trọng được đề cập đến trong đổi mới giáo dục phổ thông. Những đặc trưng cơ bản củaHĐTNST là: Sự trải nghiệm và sáng tạo của người học; sự đa dạng, tích hợp và phân hóacao về nội dung hoạt động; Sự đa dạng về hình thức và phương pháp tổ chức; linh hoạt vềquy mô và địa điểm; sự phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường; sự đa dạng và phong phú các mối quan hệ giao tiếp của học sinh;. . . Sự thay đổinày đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nói chung và sinh viênsư phạm nói riêng. Bài viết đi sâu phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thôngvà những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổ chức hoạt động trải nghiệm sángtạo.Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh viên sư phạm, năng lực, đổi mới giáo dục.1.Mở đầuMột trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29đề ra là “. . . Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; . . . Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạytốt, học tốt, quản lí tốt;. . . ”. Để đạt được mục tiêu này, Nghị quyết cũng xác định một trong nhữnggiải pháp quan trọng là phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạotheo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học,. . . Chuyển từ học chủ yếu trênlớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứukhoa học... [3]. Để cụ thể hóa những mục tiêu và giải pháp trên trong Đề án đổi mới chương trìnhvà sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề xuất “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (HĐTNST) làmột trong 3 thành phần chính và là một trong 9 nội dung học tập cơ bản của chương trình giáo dụcphổ thông mới [2].Trường sư phạm với tư cách đào tạo những giáo viên tương lai – phải đi trước, đón đầutrong việc chuẩn bị cho giáo sinh ra trường đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.HĐTNST là nội dung giáo dục không phải mới hoàn toàn, đã có trong nội dung đào tạo môn GiáoNgày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 25/2/2017.Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com125Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Maidục học với tên gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, với mức độ quan trọng củanó được xếp tương đương với môn học và những thay đổi về nội dung và phương thức tổ chức thìrất cần có học phần riêng về vấn đề này. Chính vì vậy, cần phải bổ sung những nội dung đào tạonhằm phát triển năng lực thiết kế, tổ chức HĐTNST cho sinh viên sư phạm để khi ra trường cácem có thể đáp ứng các yêu cầu mới của nhà trường phổ thông. Bài viết đi sâu phân tích những yêucầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổchức HĐTNST.2.2.1.Nội dung nghiên cứuNhững yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông về hoạt động trải nghiệmsáng tạo2.1.1. Vị trí của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thôngmớisau:Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã xác định vị trí của HĐTNST nhưHoạt động TNST dành cho tất cả học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 12 là hoạt động giúp cácem vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệmcủa bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Bên cạnh việc hình thành và phát triểncác năng lực chung của chương trình giáo dục, HĐTNST còn tập trung hình thành, phát triển cácnăng lực đặc thù cho HS, đó là: năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống,năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các phẩmchất nhân cách, những thói quen, kĩ năng sống cần thiết. . . Thông qua hoạt động trải nghiệm, HSđược bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạtđộng lao động, các loại hình câu lạc bộ... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừalà người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS khôngnhững biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cáchtổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giaiđoạn này, mỗi HS cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơbản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.Ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTNST được tổ chức gắn với nghềnghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. HS sẽ đượcđánh giá về năng lực, hứng thú. . . và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giaiđoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. HS được trải nghiệm với các ngành nghềkhác nhau dưới các hình thức khác nhau [2].2.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo(i) Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạoTheo Đinh Thị Kim Thoa: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thôngqua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhàtrường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóathành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: