Yêu cầu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước bối cảnh biến đổi khí hậu
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 473.96 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Do vậy, cần có một hệ thống giải pháp tổng thể cho vùng nhằm ứng phó với những tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yêu cầu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước bối cảnh biến đổi khí hậu PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ThS. Nguyễn Thị Diễm My Đ ồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Do vậy, cần có một hệ thống giải pháp tổng thể cho vùng nhằm ứng phó với những tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu. 1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong sự phát triển chung của cả nước Phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 40.604,7 km2. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với diện tích khoảng 4 triệu héc-ta, hai 'trụ cột' kinh tế chính của vùng là nông nghiệp và thủy sản. Trong nông nghiệp, cây lúa chiếm diện tích lớn, đang gánh vác vai trò an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cao nhất, nhì thế giới sản xuất 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước. Vành đai ven biển tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long rất giàu nguồn lợi thủy sản và có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, có 2 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là Khu Học viện Chính trị khu vực IV. 247 dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - với diện tích hơn 1,1 triệu ha được xem là khu dự trữ lớn nhất Đông Nam Á và Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - có diện tích 371.506 ha. Vùng biển và ven biển này có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác sinh sống. Ngoài nguồn lợi sinh học, vùng biển đồng bằng sông Cửu Long còn có tiềm năng lớn trong vận tải biển, còn nhiều hứa hẹn với các tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, đặc biệt là dầu khí. Như vậy,với những tiềm năng sẵn có của mình, vùng đồng bằng sông Cửu Long được xác định sẽ trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước; phát triển không gian vùng với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ mang đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển của vùng Biến đổi khí hậu được hiểu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tác động đến sự phát triển về nhiều mặt của đời sống nhân dân, cả về đời sống kinh tế lẫn văn hóa xã hội. Đối với ngành nông nghiệp và thủy sản: tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 75m, ước tính khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Tình trạng xâm nhập mặn ở ven biển cũng sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể đất trồng trọt sẽ bị nhiễm mặn vì đất thấp so với mực nước biển. Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có thế mạnh về thủy sản, đặc biệt là đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy sản, khoảng 480.000 người trực tiếp 248 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH tham gia vào đánh bắt, 100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản và khoảng 2.140.000 người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển nên dễ chịu tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Tác động đến ngành công nghiệp: mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc biến đổi khí hậu như trong hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập thì nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc của vùng sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao. Đối với một số lĩnh vực lao động, xã hội: biến đổi khí hậu tác động đến lao động việc làm theo 2 hướng rõ rệt: biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn; biến đổi khí hậu làm cho việc làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của đị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yêu cầu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước bối cảnh biến đổi khí hậu PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ThS. Nguyễn Thị Diễm My Đ ồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Do vậy, cần có một hệ thống giải pháp tổng thể cho vùng nhằm ứng phó với những tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu. 1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong sự phát triển chung của cả nước Phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 40.604,7 km2. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với diện tích khoảng 4 triệu héc-ta, hai 'trụ cột' kinh tế chính của vùng là nông nghiệp và thủy sản. Trong nông nghiệp, cây lúa chiếm diện tích lớn, đang gánh vác vai trò an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cao nhất, nhì thế giới sản xuất 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước. Vành đai ven biển tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long rất giàu nguồn lợi thủy sản và có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, có 2 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là Khu Học viện Chính trị khu vực IV. 247 dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - với diện tích hơn 1,1 triệu ha được xem là khu dự trữ lớn nhất Đông Nam Á và Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau - có diện tích 371.506 ha. Vùng biển và ven biển này có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác sinh sống. Ngoài nguồn lợi sinh học, vùng biển đồng bằng sông Cửu Long còn có tiềm năng lớn trong vận tải biển, còn nhiều hứa hẹn với các tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, đặc biệt là dầu khí. Như vậy,với những tiềm năng sẵn có của mình, vùng đồng bằng sông Cửu Long được xác định sẽ trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước; phát triển không gian vùng với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ mang đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển của vùng Biến đổi khí hậu được hiểu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tác động đến sự phát triển về nhiều mặt của đời sống nhân dân, cả về đời sống kinh tế lẫn văn hóa xã hội. Đối với ngành nông nghiệp và thủy sản: tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 75m, ước tính khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Tình trạng xâm nhập mặn ở ven biển cũng sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể đất trồng trọt sẽ bị nhiễm mặn vì đất thấp so với mực nước biển. Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có thế mạnh về thủy sản, đặc biệt là đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy sản, khoảng 480.000 người trực tiếp 248 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH tham gia vào đánh bắt, 100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản và khoảng 2.140.000 người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển nên dễ chịu tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Tác động đến ngành công nghiệp: mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc biến đổi khí hậu như trong hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập thì nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc của vùng sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao. Đối với một số lĩnh vực lao động, xã hội: biến đổi khí hậu tác động đến lao động việc làm theo 2 hướng rõ rệt: biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn; biến đổi khí hậu làm cho việc làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của đị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển bền vững vùng Biến đổi khí hậu Toàn cầu hoá Nước biển dâng Đời sống của người dânGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 205 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 191 0 0 -
161 trang 177 0 0
-
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 173 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 166 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
0 trang 163 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 159 0 0 -
15 trang 139 0 0