Danh mục

Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án khởi nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Dương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 586.20 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò của quản trị địa phương trong các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đ sự hỗ trợ của địa phương là yếu tố được quan tâm hàng đầu vì có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các dự án khởi nghiệp. Bài viết trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án khởi nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án khởi nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Dương YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI BÌNH DƢƠNG ThS. Nguyễn Ngọc Mai Khoa Khoa học quản lý, Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Vai trò của quản trị địa phương trong các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đ sự hỗ trợ của địa phương là yếu tố được quan tâm hàng đầu vì có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các dự án khởi nghiệp. Nghiên cứu về sự thành công của dự án khởi nghiệp tại Việt Nam được thực hiện dựa trên mô hình S/F nhằm tìm kiếm các yếu tố thích hợp ảnh hưởng đến dự án khởi nghiệp tại Việt Nam: trường hợp nghiên cứu tại ình Dương. Tác giả khảo sát 418 piếu khảo sát và kết quả có 187 khảo sát đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích. Việc phân tích để tìm ra các yếu tố được thực hiện qua hai bước: Thống kê mô tả và hồi quy Logistic. Kết quả đạt được của nghiên cứu này cho thấy đối với điều kiện của ình Dương thì c tất cả 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một dự án khởi nghiệp bao gồm: Vốn ban đầu, Kiểm soát tài chính, Kế hoạch kinh doanh, Kiến thức về chiêu thị, Tư vấn của chuyên gia và Hỗ trợ của địa phương. Nghiên cứu này có thể giúp các nhà khởi nghiệp biết mình cần phải chuẩn bị gì trước khi tiến hành kinh doanh. Từ khóa: Yếu tố, dự án, khởi nghiệp, thành công, quản trị địa phƣơng, hỗ trợ của địa phƣơng 1. Giới thiệu Khởi nghiệp hiện tại đang đƣợc chính phủ Việt Nam đƣa lên ƣu tiên hàng đầu để phát triển doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cả nƣớc sẽ có một triệu doanh nghiệp và biến Việt Nam thành một quốc gia có tinh thần khởi nghiệp. Mặt khác, theo thống kê của phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cả nƣớc hiện tại có khoảng 600.000 doanh nghiệp với 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng theo đánh giá của VCCI thì các doanh nghiệp này tuy đã đóng góp tới 50% GDP và 62% việc làm trên toàn quốc nhƣng chỉ riêng quý I/2017 thì tỷ lệ doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trên số doanh nghiệp thành lập mới lên tới 96,6%. Điều này khiến cho môi trƣờng đầu tƣ nhiều biến động, gây ảnh hƣởng xấu lên khả năng thu hút đầu tƣ, nhất là đầu tƣ nƣớc ngoài. Sobel & King (2008) cũng cho rằng để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thì khởi nghiệp là một chìa khóa rất quan trọng. Ngoài ra, khởi nghiệp cũng giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và từ đó làm cho xã hội phát triển (Sesen, 2013). Chính vì vậy, việc tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến dự án khởi nghiệp cho các doanh nghiệp tại Bình Dƣơng nhằm giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể trụ vững và phát triển đang là một nhu cầu cấp bách. 2. Cơ sở lý luận 369 Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình S/F nhằm tìm kiếm các yếu tố thích hợp ảnh hƣởng đến dự án khởi nghiệp tại Bình Dƣơng. Rất nhiều mô hình S/F đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra trong các nghiên cứu trƣớc (Cooper et al., 1991; Pompe & Bilderbeek, 2005;...). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì chúng tôi sẽ sử dụng mô hình S/F của Lussier (1995) bao gồm 15 biến vì mô hình của Lussier đã đƣợc kiểm chứng tại nhiều quốc gia nhƣ tại Mỹ (Bắc Mỹ), Croatia (Nam Âu), Chile (Nam Mỹ) và Israel (Trung Đông). Có thể thấy, các nghiên cứu trên đƣợc thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, việc nghiên cứu mô hình S/F tại một quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt Nam lại chƣa từng đƣợc thực hiện. Cho nên, việc thực hiện kiểm định mô hình này tại một quốc gia có điều kiện khác (kinh tế, chính trị, vị trí địa lý, …) là điều cần thiết nhằm làm tăng tính khoa học cho các mô hình đƣợc phát hiện Mƣời lăm biến trong mô hình S/F của Lussier bao gồm: Vốn ban đầu, kiểm soát tài chính và các tài liệu, kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, kế hoạch kinh doanh, đào tạo, bố trí nhân sự, chu kỳ sản phẩm, cộng sự, kiến thức về chiêu thị, tư vấn chuyên gia, độ tuổi của chủ sở hữu, người thân là chủ doanh nghiệp, chu kỳ của nền kinh tế và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các biến dân tộc thiểu số (hơn 70% dân số Việt Nam là dân tộc Kinh, phân bố chủ yếu ở đồng bằng và thành thị nơi có điều kiện để khởi nghiệp), chu kỳ của nền kinh tế (do nghiên cứu tập trung vào khởi nghiệp và đặc điểm của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đại đa số nên chu kỳ kinh tế của đất nƣớc có tác động rất nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp loại này) sẽ bị loại khỏi nghiên cứu do không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các biến trong mô hình S/F của Lussier đã đƣợc nhiều nghiên cứu chứng minh về tầm ảnh hƣởng của nó đến sự thành công hay thất bại của một dự án khởi nghiệp. Có thể kể đến các nghiên cứu của Zamberi Ahmad (2012), Klonowski (2012) chỉ ra tầm quan trọng của các nhân tố về tài chính nhƣ vốn, kiểm soát tài chính, … tới hoạt động khởi nghiệp. Các nghiên cứu khác về sự thành công của doanh nghiệp với kinh nghiệm kinh doanh trƣớc đó và nguồn nhân sự (Saffu và ctg, 2008), kiến thức và kinh nghiệm quản lý (Lewrick và ctg, 2011), kiến thức và định hƣớng về tiếp thị (Lewrick và ctg., 2011), độ tuổi khởi nghiệp hoặc chất lƣợng giáo dục (Zamberi Ahmad, 2012; Ndedi, 2013), ảnh hƣởng của việc tiếp cận với các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp (Grimaldi và Grandi, 2005; MacAdam và McAdam, 2006), hoặc ngƣời thân là chủ doanh nghiệp có tác động tích cực đến thành công của khởi nghiệp (Chang và ctg, 2009) đã giúp cho mô hình của Lussier càng thêm tin cậy. Tuy rằng, trong các nghiên cứu trƣớc của Lussier thì ở các nƣớc khác nhau sẽ đƣợc các yếu tổ ảnh hƣởng khác nhau, nhƣng các giả thuyết nghiên cứu chính của mô hình này cũng sẽ đƣợc sử dụng cho điều kiện của Việt Nam. Mặt khác, một yếu tố không nằm trong 15 nhân tố của Lussier là yếu tố hỗ trợ của địa phƣơng cũng đƣợc rất nhiều chuyên gia đề ...

Tài liệu được xem nhiều: