Danh mục

Yếu tố số một của thành công: Kiên trì

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.03 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hôm nay chúng ta có video của Richard St. John về 8 yếu tố thành công. Richard thu nhặt 8 yếu tố này sau khi phỏng vấn 500 người thành công lớn trên thế giới. Đó là đam mê, làm việc, làm giỏi, tập trung, đẩy, phục vụ, ý tưởng, và kiên trì.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố số một của thành công: Kiên trì Yếu tố số một của thành công: Kiên trìHôm nay chúng ta có video của Richard St. John về 8 yếu tố thành công.Richard thu nhặt 8 yếu tố này sau khi phỏng vấn 500 người thành cônglớn trên thế giới. Đó là đam mê, làm việc, làm giỏi, tập trung, đẩy, phụcvụ, ý tưởng, và kiên trì. Trong phần cuối, phần “Kiên trì”, Richard cócâu nói của Joe Kraus, “Kiên trì là yếu tố số một của thành công.” Mìnhđồng ý với cây nói này. Nếu phải bỏ hết 7 chỉ giữ lại một, thì ta sẽ giữlại “kiên trì.’ Vì vậy, trong bài này mình sẽ nói thêm một tí về kiên trì.Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết truyện Rùa và Thỏ của La Fontaine. Cứkiên trì từng bước một thì sẽ đến đích, và thường khi là đến đích sớmhơn người nhanh nhẹn hơn nhưng không làm việc chăm chỉ. Giản dịquá, phải không các bạn? Cứ chăm chỉ làm thì sẽ thành. Nhưng tại saogiản dị thế mà nhiều người không thành được? Đáng lý ra thì phải 95%số người trên thế giới thành lớn mới phải chứ, vì công thức dễ quá mà?Thực ra, có một điều rất quan trọng La Fontain không nói đến trong câuchuyện Rùa và Thỏ. Đó là “Kiên trì chống lại tiêu cực từ chính mình,từ hoàn cảnh, và từ những người khác”. Chăm chỉ thì ai trên thế giớicũng chăm chỉ được, nhưng chống lại tiêu cực từ chính mình, từ hoàncảnh, và từ những người khác, thì trong 100 người may ra có được 1người. Đó là lý do tại sao số người thành công trong xã hội thường rất ít.1. Kiên trì vượt qua tiêu cực từ chính mình* Rất nhiều người ngượng ngùng và nghi ngờ chính mình. Ngượngngùng là ngại ngùng, không dám làm điều gì khác người, không dámđứng lên giữa đám đông đang ngồi để phấn đấu cho ý tưởng của mình.Mình cứ chìm vào đám đông như thế thì dễ chịu hơn. Làm cái gì khôngai hay biết thì được, chứ làm một tí gì đòi hỏi phải lộ diện thì rất ngại.Đa số người trên thế giới đều vậy. Chẳng ai muốn nhiều người biết mìnhcả, vì thật sự là rất phiền toái và mất tự do. Nhưng nếu bạn có tính sángtạo và khai phá thì, trong đa số các trường hợp, bắt buộc là nhiều ngườisẽ biết đến bạn. Những người không chiến thắng được ngượng ngùngcủa mình, không thể khai phá được, và nguồn sáng tạo của họ bị chếtngay từ đầu.* Nghi ngờ chính mình là không tự tin mình có thể làm được điều gì cónghĩa lý đáng kể cả. Điều này rất thông thường cho rất rất rất nhiềungười. Đây là “number-one killer.” Chưa đánh đã thua. Có bao giờ bạnhỏi mình câu này, “Hmm… ông này thực ra chẳng có điều gì hơn mìnhhết, tại sao ông ta thành công dữ vậy ta?” Có thể câu trả lời ở chổ là ôngta đã bắt đầu đi và đã tin là mình sẽ đi đến đích, và trong thời gian đó thìta vẫn hoài thắc mắc “Mình có đủ sức đi không đây?”Norman Vincent Peale, ông tổ của khoa học Tư duy tích cực, nói:“Người ta trở thành tuyệt vời khi người ta bắt đầu nghĩ rằng mình có thểlàm. Khi người ta bắt đầu tin vào chính mình, họ có được bí mật thànhcông đầu tiên.”2. Kiên trì vượt qua hoàn cảnh• Đổ lỗi cho hoàn cảnh là cái cớ ta nghe nhiều nhất cho những ngườichấp nhận cuộc sống không vươn lên. Họ cứ nói như là hoàn cảnh củahọ khó khăn có một không hai trên thế giới và không ai có hoàn cảnhkhó khăn hơn. Chúng ta đã từng thấy có những người mất cả hai tay haichân mà vẫn sống vui sống mạnh và lại đi vòng vòng thế giới dạy chomọi người sống vui sống mạnh. Vậy thì hoàn cảnh thực sự có nghĩa lýgì? Hoàn cảnh chỉ là “môi trường”. Bất kỳ môi trường nào ta sinh ratrong đó—vùng núi, vùng đồng bằng, vùng nhiều bão, vùng nhiều cọp–ta cứ phải khắc phục nó. Những người thành công lớn, thực ra, có hoàncảnh rất khó khăn hơn mọi người, vì họ đương nhiên là phải chiến đấuvới hàng trăm trận chiến đủ loại để thành công. Đổ lỗi cho hoàn cảnh,thực ra, cũng chỉ là một hình thức không tin vào chính mình. Đồng hạngnumber-one killer.George Bernard Shaw, nhà giáo dục nổi tiếng, nói: “Người ta luôn luônlý giải cuộc đời của mình bằng cách đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tôi không tinvào hoàn cảnh. Những người tích cực trong đời này là những ngườiđứng dậy và tìm kiếm hoàn cảnh họ muốn, và nếu không tìm thấy, thì họtự tạo ra hoàn cảnh.”* Môt hoàn cảnh đặc biệt thường gặp là “thất bại.” Cứ bị thất bại một hailần là tiêu hết tự tin. Thi rớt một vài trường là tin rằng mình chẳng có tàicán gì cả. Làm ăn thất bại một hai lần là xem như mình “không có sốlàm ăn.” Thực ra, những người thành công là những người thất bại nhiềunhất. Mọi người chỉ biết đến phút cuối huy hoàng của họ, chứ mấy aibiết bao lần họ đã bị bầm tím mày mặt, suớt rách tứ chi?Michael Jordan, vận động viên bóng rỗ hay nhất trong lịch sử bóng rỗthế giới nói: “Tôi thẩy trật hơn 9 nghìn lần trong đời chơi bóng. Tôithua gần 300 trận. 26 lần tôi đã được giao nhiệm vụ thẩy quả bóngquyết định trận đấu, và thẩy trật. Tôi thất bại, thất bại tới thất bại luihoài trong đời. Và đó là lý do tại sao tôi thành công.”3. Kiên trì vượt qua tiêu cực từ người khácRichard St. John gọi đây là rác rến (crap) và anh biến CRAP thành chữviết tắt cho: criticism (phê phán), rej ...

Tài liệu được xem nhiều: