Danh mục

16 loài hoa và công dụng chữa bệnh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để làm giàu, làm đẹp cho đời các nhà nông học, sinh học đã cải biến được nhiều giống cây, nhiều giống hoa ra hoa quanh năm, ra hoa vào mùa xuân. Với các thầy thuốc không chỉ có hương sắc lung linh của hoa mà còn là nguồn gây bệnh và cũng là thuốc cứu người. Có người ngửi mùi hoa này hoa nọ là hắt hơi, sổ mũi, có người cứ đến mùa hoa đó là lên cơn hen, có người nổi mẩn ngứa... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
16 loài hoa và công dụng chữa bệnh 16 loài hoa và công dụng chữa bệnhĐể làm giàu, làm đẹp cho đời các nhà nông học, sinh học đã cải biến được nhiềugiống cây, nhiều giống hoa ra hoa quanh năm, ra hoa vào mùa xuân. Với các thầythuốc không chỉ có hương sắc lung linh của hoa mà còn là nguồn gây bệnh và cũng làthuốc cứu người. Có người ngửi mùi hoa này hoa nọ là hắt hơi, sổ mũi, có người cứđến mùa hoa đó là lên cơn hen, có người nổi mẩn ngứa...Sau đây xin giới thiệu 16 loài hoa, tất nhiên còn nhiều hoa quý nữa làm thuốc. Tuy vậycũng xin lưu ý có thuốc rồi cần có thầy, thầy để chẩn bệnh xem là bệnh gì, dùng một vịthuộc đơn thuần một vị hoa hay phối hợp với những vị thuốc gì cho tăng tác dụng, cho antoàn, đấy cũng là điều “Thì thầm mùa xuân” muốn nói. Đại danh y Lê Hữu Trác đã viết:“Nhớ câu dùng thuốc tựa dùng binhQuan trọng vô cùng việc tử sinh...”.1. Hoa nhài: Hoa và lá Nhài có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, dùng chữa cảm sốt, đầybụng, ỉa lỏng. Liều 6 - 12g. Chữa chốc lở đầu ở trẻ em. Hoa và lá giã đắp hay đun nướcgội đầu. “Thoang thoảng hoa Nhài mà lại thơm lâu”. Hoa dùng ướp chè gọi là chè Nhài.2. Cúc mốc: Có tên khác là Nguyệt Bạch, Phù dung cúc. Dùng hoa và lá làm thuốc. Vịngọt nhạt, hơi đắng mùi thơm nhẹ. Tác dụng: Giảm sốt, ho, viêm họng, nhức đầu, chữalên sởi, mẩn ngứa. Liều 10 - 15g.Chữa cảm sốt khi hành kinh.Giã đắp chữa mụn nhọt.3. Ngọc lan tên khác: Ngọc lan trắng, Bạch lan hoa. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa vàcỏ cây. Tính vị: Đắng lạnh. Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu. Chữa: Phong nhiệt, phù, chữamặt mũi tẩy đỏ, làm sáng mắt, tăng thính lực. Chữa trẻ em bị sưng lưỡi: Trộn hoa vàogiấm bôi hoặc ngậm. Bôi vào bộ phận sinh dục ngoài bị lở ngứa. Hoa tính ấm, tiêu đờm,ích phế, chữa ho. Chữa phụ nữ đau bụng kinh uống 5-7 hoa/lần.Ngọc lan hoa vàng gọi là Hoàng lan, cũng có tác dụng tương tự.4. Hoa hoè: Dùng hoa và quả hoè làm thuốc. Tính vị: Đắng mát (quả lạnh) vào can, đạitràng. Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa, cầm máu. Chữa xuất huyết, lỵ ra máu, chữa trĩ.Chữa cao huyết áp váng đầu. Liều dùng trung bình 8 - 12g.5. Hoa Mào gà có 2 loại: Hoa màu đỏ: Mồng gà, Mao cây. Mào gà trắng - Thanh tương.Hoa vị ngọt, mát vào tâm can, đại tràng.Tác dụng: Chữa đại tiện ra máu, lấy 10 - 20g sắcuống. Chữa băng kinh, rong huyết, giúp ra sản dịch sau đẻ, tránh bị bệnh hậu sản. Hạtmào gà đắng, mát vào can. Tác dụng chữa mắt sưng đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.6. Bông Trang - Long thuyền hoa: Tên khác: Đơn đỏ, Mẫu đơn, Trang son. Bông Trangcó vị đắng hơi ngọt, mát. Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết cầm máu, giảm đau;Chữa sốt, đau đầu, đau bụng kinh, kinh nguyệt rối loạn; Chữa mụn nhọt, đái đục, dùng cảlá hoa 80g sắc uống; Chữa chấn thương sưng đau: Lá, Hoa già đắp tại chỗ.7. Lan Kiếm: Có tên khác là Kiều lan, Huệ lan. Hoa thơm để ướp chè hoặc pha với chè.Tác dụng: Chữa giải uất, giã say rượu, uống và rửa mắt chữa mờ mắt, mộng mắt.8. Đại - Kê đản hoa tên khác: Hoa đại, bông sứ. Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa và cỏcây.Hoa vị ngọt tính bình, thơm. Tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, chữa lỵ, ỉa chảy mùa hè.Chữa cao huyết áp, liều từ 6 - 20g sắc uống.9. Dâm bụt - Mộc cận: Có tên khác là Bông bụt, cỏ bó son. Bộ phận dùng làm thuốc: Nụvà hoa.Dâm bụt ngọt, nhày, tính bình. Tác dụng: Thanh nhiệt lợi tiểu, giải độc tiêu sưng,chữa bạch đới, mộng tinh, ỉa máu. Giã đắp chữa mụn nhọt, chữa kinh không đều.10. Hồng hoa: Có tên khác là Hồng lam hoa, cây hoa tum. Bộ phận dùng làm thuốc:Hoa. Hồng hoa vị cay, tính ấm vào tâm, can. Liều thấp 2g sắc uống hay ngâm rượu có tácdụng làm tan máu ứ, thông kinh chữa bế kinh, đau bụng. Chữa sau đẻ sản dịch không ra.Phòng ban sởi, dùng 3 - 5g hạt hồng hoa nhai nuốt. Chữa tấy đỏ ngứa sưng đau.11. Hoa Phù dung: bộ phận dùng làm thuốc: Hoa và lá phù dung. Hoa lá vị cay, tínhbình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc hoạt huyết chỉ huyết. Ứng dụng chữa viêm tuyến vú,mụn nhọt, giã đắp hoặc sắc uống chữa bong gân, chấn thương sưng đau: giã hoa, lá đắptại chỗ. Phụ nữ đa kinh, bạch đới lấy 10 hoa sắc uống.12. Hoa Hiên: Có tên khác là Lộc thông, huyên thảo, phắc châm: Hoa Hiên vị ngọt, mát,ăn vào thấy cảm giác sảng khoái. Tác dụng: Trừ thấp, an thai, lợi tiểu, giúp ăn ngon,ngủ yên, dân thường dùng hoa nấu canh; Chữa vàng da do uống rượu, lấy hoa giã vắtnước uống. Chữa động thai, phối hợp với một số vị thuốc khác.13. Hoa Hồng - Nguyệt quý hoa: Bộ phận dùng làm thuốc là Hoa. Hoa vị ngọt lành tính.Gọi là Hoa Hồng có lẽ ban đầu chỉ có hoa màu hồng, bây giờ có hoa màu vàng, màu đỏ,màu đen mà lại mất cả mùi. Ngày nay tìm hoa Hồng thì dễ nhưng tìm được bông hồng cómùi thơm như ngày xưa quả là hiếm. Hoa Hồng chữa ho máu, lỵ có máu và tiểu có máu.Cách dùng lấy 10 - 15 đoá hoa nấu với đậu đen và một thìa đường ăn hàng ngày. Giã hoahồng đắp tại chỗ chữa mụn nhọt. Hoa Hồng bạch hấp với mật ong để chữa ho cho trẻ emvà những ai muốn có da mặt đẹp hãy dùng cách hoa hồng ngâm nước ẩm mà tắm hay rửamặt. Nhiều nước chế nước hoa từ hoa Hồng, đó là những loại nước hoa nổi tiếng thế giới(Pháp, Bungari...).14. Hoa Cúc vàng (Kim Cúc) tên khác: Dạ cúc, cam cúc Biookim. Ngày xưa thì “XuânLan, Thu Cúc”, nhưng bây giờ mùa xuân cũng có cúc.Bộ phận dùng làm thuốc là hoacúc.Chú ý thu hái lúc hoa sắp nở, khi trời nắng, không có sương ướt, lấy về sấy diêm sinhtrong 3 giờ, hoa chín mềm, sấy chưa chín hoa sẽ hỏng. Sau đó ép lại 12 giờ cho hoa thoátnước, đem phơi trong chỗ nóng không có nắng to cho khô. Hoặc sấy ở nhiệt độ 500C, sauđó đóng từng túi để dùng. Hoa Cúc vị đắng mát vào can. Tác dụng: Chữa nhức đầu hoamắt liều 12 - 20g; Chữa cảm sốt, chữa mắt có mộng.15. Hoa Gạo - Mộc miên tên khác: Bông gòn. Mùa xuân cây nở hoa trước sau mới ra lá.Bông Gạo (Hoa) vị ngọt tính mát, tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, tan huyết ứ giảm sưngđau. Hoa chữa kiết lỵ, viêm đại tràng liều 20 - 30g sắc uống.Hoa giã đắp chữa mụn nhọtsưng tấy. Trong Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ ...

Tài liệu được xem nhiều: