Danh mục

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.27 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết "70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc" tác giả sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ về tinh thần đoàn kết dân tộc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học về tinh thần đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - BÀI HỌC VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ThS. Nguyễn Kim Hồng Bộ môn Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hòa Bình Email: nkhong@daihochoabinh.edu.vn Tóm tắt: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) là một trong những sự kiện lịch sử hàohùng của dân tộc Việt Nam – một sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có ý nghĩalịch sử vô cùng to lớn không chỉ với dân tộc Việt Nam mà còn đối với toàn thế giới. Một phầnlàm nên thắng lợi đó chính là ý chí quyết tâm, chung sức đồng lòng của toàn dân tộc Việt Nam.Vì vậy, trong phạm vi bài viết tác giả sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ về tinh thần đoàn kết dântộc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học về tinh thần đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn kết dân tộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đoàn kết làmột trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, góp phần làm nên sứcmạnh vô địch, đưa dân tộc ta đến những thắng lợi quan trọng, như Chủ tịch Hồ Chí Minhđã từng viết “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người nhưmột thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoàixâm lấn”1. Vì vậy, nghiên cứu về sức mạnh đoàn kết dân tộc trong Chiến dịch Điện BiênPhủ mà ở đây là mối quan hệ giữa Đảng – Nhân dân, qua đó nghiên cứu về phát huy sứcmạnh đoàn kết dân tộc hiện nay là vô cùng cần thiết. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Sức mạnh dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ 2.1.1. Thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm trongkế hoạch Navarre Sau những thất bại nặng nề trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông (1947), Chiếndịch Biên Giới (1950) … thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ra sức tìm mọi cách nhằm thayđổi thế cờ hòng cứu vãn tình hình, vì vậy chúng cho thực hiện kế hoạch Navarre hy vọnggiành lại thế chủ động trong thế bị động với mục tiêu giành thắng lợi trong vòng 18tháng để kết thúc chiến tranh có lợi cho cả Pháp và Mỹ, kế hoạch tác chiến Navarre đượcchúng chia làm hai bước:1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.256. 84 Thứ nhất, thực hiện phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công ở miền Nam,đồng thời tăng cường mở rộng quân ngụy, tập trung binh lực nhằm xây dựng một độiquân cơ động mạnh vào Thu Đông 1953 và mùa xuân 1954. Thứ hai, nếu kế hoạch thứ nhất hoạt động tốt và trên cơ sở lực lượng cơ độngđược tăng cường, chúng sẽ tiến hành chuyển toàn lực và thực hiện tấn công trên miềnBắc nhằm giành lấy thắng lợi quân sự buộc ta phải điều đình. Nếu ta không chịu chấpnhận những điều kiện của chúng thì sẽ tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta. Kế hoạch Navarre được Hội đồng phòng thủ quốc gia nước Pháp thông qua ngày24/7/1953 và được các nhà cầm quyền Mỹ tán thành. Để thực hiện kế hoạch này, chúngcho mở rộng lực lượng gồm: mở rộng quân ngụy, mở rộng “quân đội quốc gia”; rút mộtbộ phận lực lượng chiếm đóng để tập trung lại; xin tăng viện từ Pháp sang. Với khẩuhiệu “luôn luôn chủ động”, “luôn luôn tiến công”; mùa hè 1953, chúng mở liên tiếp hàngchục cuộc hành quân càn quét dữ dội trong vùng chiếm đóng ở Bắc Bộ, Bình – Trị -Thiên, Nam Bộ và một số nơi. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của tình hình và nhận thấysự di chuyển của quân đội chủ lực của ta lên hướng Tây Bắc. Ngày 3/12/1953 chúngquyết định mở cuộc tấn công lên hướng Tây Bắc, xây dựng căn cứ điểm Điện Biên Phủtrở thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với lực lượng hết sức tinh nhuệgồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, một đại đội xetăng, một đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trựccó 14 chiếc. Tổng số binh lực có lúc lên đến 16.200 tên. Bên cạnh chuẩn bị về mặt lựclượng, thực dân Pháp còn tăng cường trang bị vũ khí lên Điện Biên Phủ, các loại khí tàiđặc biệt như súng phun lửa, súng đại liên nhiều nòng, mìn đĩa, mìn napan chôn dưới đất,phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại để quan sát và bắn đêm …; cùng vớikhoảng 3000 tấn dây thép gai. Tại đây, lực lượng của địch được bố trí thành 49 cứ điểmvới 3 phân khu. Mỗi phân khu đều được thực dân Pháp xây dựng kiên cố. Mỗi một trungtâm đề kháng cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm đều được che chở bằng hệ thống côngsự phụ và hệ thống hỏa lực rất mạnh. Có thể thấy rằng, thực dân Pháp đã tăng cườngtrang bị cho Điện Biên Phủ trở thành một “pháo đài không thể công phá” với hi vọnggiành chiến thắng. 2.1.2. Sức mạnh toàn dân trong Chiến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: