Danh mục

8 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp B2C

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 21.42 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kế hoạch bán hàng được xem như một tài liệu mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu và thực hiện các bước bán hàng một cách hiệu quả. Lập kế hoạch bán hàng cũng giống như bạn vẽ ra bức tranh về doanh thu mà bạn cần đạt được trong năm tới, mối quan tâm của thị trường, đối tượng khách hàng bạn sẽ hướng tới là ai? Tất cả sẽ nằm trong kế hoạch với một mục tiêu cụ thể! Dưới đây là cách lập một kế hoạch bán hàng mẫu đầy đủ và chi tiết mà bạn có thể tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
8 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp B2C 8 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG HIỆU QUẢ CHO  DOANH NGHIỆP B2C Kế hoạch bán hàng được xem như một tài liệu mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp đặt   ra các mục tiêu và thực hiện các bước bán hàng một cách hiệu quả.  Lập kế  hoạch bán   hàng cũng giống như bạn vẽ ra bức tranh về doanh thu mà bạn cần đạt được trong năm tới,   mối quan tâm của thị trường, đối tượng khách hàng bạn sẽ hướng tới là ai? Tất cả sẽ nằm   trong kế  hoạch với một mục tiêu cụ  thể! Dưới đây là cách lập một  kế  hoạch bán hàng   mẫu đầy đủ và chi tiết mà bạn có thể tham khảo. 1. Xác định mục tiêu theo quy tắc SMART trước khi bắt tay vào lập kế hoạch bán hàng Trong phần này, bạn sẽ xác định mục tiêu bạn muốn đạt được trong khoảng thời gian tới là  gì? (6 tháng/1 năm/5 năm?) Khi một mục tiêu càng cụ thể và có thể đo lường được, nó có nhiều khả năng đạt được hơn.   Hãy xác định mục tiêu của bạn theo quy tắc SMART: S­Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu; M­Measurable: Đo đếm được; A­Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình; R­Realistic: Thực tế, không viển vông; T­Time bound (Time Based): Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. 2. Tập trung vào khách hàng Hồ sơ khách hàng Bạn có thể  xác định chân dung khách hàng thông qua các yếu tố  nhân khẩu học, địa lý và  hành vi của họ trên Internet. Sau đó phân loại khách hàng theo nhóm khách hàng đã và đang sử  dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn theo các nhóm dựa trên các đặc điểm tương đồng. Tùy theo   tính chất và quy mô mà doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng theo nhiều cách khác nhau.  Doanh nghiệp càng khai thác và nắm giữ nhiều dữ liệu về khách hàng thì việc phân loại càng  hiệu quả. Bạn có thể  phân chia thành 4 nhóm: khách hàng trung thành, khách hàng có tiềm năng lớn,  khách hàng có giá trị nhỏ, khách hàng tiêu cực để tiện cho việc khai thác và chăm sóc khách  hiệu quả hơn. Hồ sơ tổ chức Nếu khách hàng của bạn là một doanh nghiệp, bạn cần nhắm mục tiêu cụ  thể  hơn theo   những tiêu chí như: Quy mô công ty theo doanh thu hàng năm Quy mô công ty theo số lượng nhân viên Các ngành có liên quan như dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ kinh doanh 3. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu Ở  bước này, bạn cần xác định thị  trường mục tiêu của mình cũng như  những đối thủ  cạnh   tranh trong ngành. Ai sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn? Bạn nên kinh doanh  ở  đâu? Đối  thủ của bạn là gì? 4. Phân tích theo mô hình SWOT Phân tích theo mô hình SWOT sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty  cũng như những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt. Điều này sẽ  giúp ích cho bạn khi triển khai chiến lược và thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn. 5. Lập kế hoạch marketing Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như  không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ  của bạn. Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ? Nên sử dụng chiến lược marketing nào cho phù hợp? 6. Ba nguyên tắc cơ  bản trước khi lập một kế  hoạch marketing trong  kế  hoạch bán  hàng là: Segment (phân loại khách hàng) Target (chọn khách hàng mục tiêu) Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động  marketing 7. Lập kế hoạch thực hiện Ở bước này, bạn sẽ phải liệt kê chi tiết các khâu và các bước thực hiện kế hoạch thông qua   các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, các vấn đề  liên quan đến nhân sự, thiết bị, quy  trình,…Cần có cơ chế kiểm soát nhân sự và quy trình vận hành công việc kinh doanh để đảm  bảo tiến độ và hiệu quả  công việc. Bên cạnh đó, bạn cần đặt ra  những ưu tiên và thời hạn  cho mỗi công việc. Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn  khách quan trong quá trình thực hiện và phân tích những rủi ro có thể xảy xa trong quá trình   thực hiện. 8. Ngân sách/vốn Ở phần này, bạn sẽ phải dự tính chi phí đầu tư  ở  từng khâu chiến dịch sao cho phù hợp để  vừa triển khai kế hoạch một cách hiệu quả  và vừa nằm trong khả  năng hay ngân sách của   doanh nghiệp. Hãy liệt kê ra tất cả các đầu mục chi tiêu cần thiết để bắt đầu kinh doanh càng chi tiết càng   tốt. Khi dự toán được khoản chi phí ban đầu, bạn có thể dễ dàng tính toán được số vốn cần   có, dự tính được lợi nhuận thu được. Kết Luận Nếu bạn nắm vững 8 bước lập kế  hoạch bán hàng này thì hoàn toàn có thể  giúp doanh  nghiệp của mình xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Tuy nhiên, cần lưu ý để  tránh mơ hồ mà phải tỉnh táo và có được kế hoạch chi tiết nhất. Kế hoạch bán hàng càng rõ   ràng thì càng dễ dàng thực hiện, tuy nhiên để thành công cũng đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì từ cả  một tập thể. Chúc các bạn thành công. ...

Tài liệu được xem nhiều: